3 mẹo ngừa cục máu đông, "sát thủ thầm lặng" của cơ thể

Sự kiện: Sống khỏe

Theo các chuyên gia, hiện tượng đau nhói, sưng hoặc đỏ trên cơ thể có thể báo hiệu một cục máu đông nguy hiểm.

Mặc dù cần có một lượng máu đông nhất định để ngăn chảy máu quá nhiều và ồ ạt trong cơ thể, nhưng cục máu đông không tan tự nhiên có thể gây nguy hiểm.

Điều này là do chúng có thể tách ra và di chuyển khắp cơ thể, cắt đứt nguồn cung cấp máu cho một số cơ quan. Cục máu đông được coi là “kẻ giết người thầm lặng”.

Lối sống ít thực hiện các hoạt động thể chất hoặc tập thể dục ở mức tối thiểu có thể dẫn đến lưu thông máu kém ở chân, mắt cá chân và bàn chân, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

3 mẹo ngừa cục máu đông, "sát thủ thầm lặng" của cơ thể - 1

Máu lưu thông đến các chi dưới của bạn chậm dần và bắt đầu dồn lại trong lớp cơ ở bắp chân và bàn chân, điều này khiến các cục máu đông dễ hình thành hơn.

Cục máu đông có thể dẫn đến đau nhói, sưng, đỏ và nóng ở chân, bàn chân và cánh tay. Chúng được chứng minh là nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị nhanh chóng, dẫn đến đau tim, đột quỵ và tổn thương các cơ quan trong cơ thể.

Có thể làm gì để ngăn ngừa cục máu đông?

Bài tập ngắn, đơn giản

Ít vận động trong thời gian dài có thể dẫn đến suy giảm tuần hoàn máu. Để ngăn ngừa hình thành cục máu đông, bạn có thể thực hiện một số bài tập đơn giản để giảm nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) - cục máu đông trong tĩnh mạch sâu.

Đi bộ 15 phút mỗi ngày cũng giúp tăng lưu lượng máu đến chân và bàn chân.

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện động tác xoay cổ chân giúp tăng cường lưu thông máu: hơi nâng bàn chân lên khỏi mặt sàn hướng lên trên và xoay cổ chân theo chiều kim đồng hồ, giữ vài giây rồi trở lại tư thế ban đầu, lặp lại 10 lần.

Làm điều này một lần nữa bằng cách xoay cổ chân của bạn ngược chiều kim đồng hồ.

Tất nén y tế

Tất nén y tế có thể được sử dụng để giảm đau và sưng ở chân và bàn chân, giúp tăng lưu lượng máu, ngăn ngừa sưng tấy và giảm nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu.

3 mẹo ngừa cục máu đông, "sát thủ thầm lặng" của cơ thể - 2

Nói chuyện với các bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ điều trị bệnh về chân có thể giúp điều trị tình trạng máu lưu thông kém ở bàn chân và tư vấn cho bạn các biện pháp phòng ngừa mà bạn có thể thực hiện để giảm cục máu đông hình thành.

Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc làm loãng máu để xử lý các cục máu đông, hoặc cung cấp các mẹo về lối sống như tập thể dục thường xuyên và uống nước để cải thiện lưu lượng máu.

Nguồn: [Link nguồn]

7 dấu hiệu cảnh báo có cục máu đông trong cơ thể, cần làm gì để loại bỏ căn bệnh nguy hiểm này

Cục máu đông có thể gây đau tim, đột quỵ, tổn thương các cơ quan trong cơ thể hoặc thậm chí tử vong.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thùy Trang (Theo Express) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN