2 vợ chồng mắc ung thư gan vì sai lầm chết người khi uống sữa

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Khi phát hiện bị ung thư gan, 2 vợ chồng đều thắc mắc "Chúng tôi sống rất lành mạnh, vậy tại sao lại bị ung thư?”. Nguyên nhân thực sự là gì?

Ông Ngô và vợ ở Trung Quốc sau khi nghỉ hưu rất chú trọng đến việc bồi bổ sức khỏe. Hằng ngày, cả hai người đều duy trì thói quen uống một cốc sữa và ăn các thực phẩm được cho là tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của họ không những không cải thiện mà còn có dấu hiệu xấu đi. Gần đây, cả hai cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ và chán ăn.

2 ông bà đã quyết định đi khám sức khỏe. Kết quả kiểm tra khiến họ vô cùng sốc: cả 2 vợ chồng đều bị ung thư gan. Họ thắc mắc: “Chúng tôi sống rất lành mạnh, vậy tại sao lại bị ung thư?”.

Ảnh minh họa: AI

Ảnh minh họa: AI

Nhiều người thường đổ lỗi cho sữa khi gặp vấn đề về sức khỏe, nhưng thực tế nguyên nhân không phải do sản phẩm này. Theo các chuyên gia, một trong những thói quen không an toàn là việc mua sữa sắp hết hạn để tiết kiệm. Sau khi mua, nhiều người thường hâm nóng sữa trước khi uống. Tuy nhiên, những thực phẩm sắp hết hạn hoặc hết hạn rất dễ bị nhiễm nấm mốc, trong đó có aflatoxin - một chất độc hại có khả năng gây ung thư gan. Đáng lưu ý, việc hâm nóng không thể loại bỏ được độc tố này, do đó, người tiêu dùng cần cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm.

Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng, sữa giàu protein rất dễ bị vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Việc uống sữa hỏng có thể dẫn đến các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Đặc biệt, đối với người già, do hệ tiêu hóa yếu hơn, hậu quả có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Ông bà Ngô mắc ung thư gan do thói quen ăn uống không lành mạnh. Họ thường xuyên uống sữa hỏng và chỉ ăn một loại thực phẩm sắp hết hạn trong thời gian dài.

Đặc biệt, gia đình ông bà có tiền sử bệnh ung thư gan. Mặc dù ung thư gan không phải là bệnh di truyền, nhưng nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn đối với những người có người thân từng mắc bệnh. Do đó, nguyên nhân chính gây ung thư gan cho ông bà Ngô không phải là do sữa mà là do chế độ ăn uống thiếu cân đối và tiền sử bệnh tật trong gia đình.

Sữa có làm tăng nguy cơ ung thư gan? 

Khi nhìn thấy những tin tức liên quan đến việc sữa gây ung thư, nhiều người cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, thông tin này không hoàn toàn vô căn cứ.

Một nghiên cứu hợp tác giữa Đại học Bắc Kinh, Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc và Đại học Oxford đã tiến hành khảo sát dữ liệu từ hơn 510.000 người tham gia trong cơ sở dữ liệu CKB của Trung Quốc.

2 vợ chồng mắc ung thư gan vì sai lầm chết người khi uống sữa - 2

Các đối tượng tham gia được phân chia thành ba nhóm dựa trên mức độ tiêu thụ sữa: nhóm uống thường xuyên (ít nhất một lần mỗi tuần), nhóm uống hằng tháng và nhóm không hoặc hiếm khi uống sữa.

Kết quả so sánh cho thấy, người thường xuyên sử dụng sản phẩm từ sữa có nguy cơ mắc ung thư gan và ung thư vú cao hơn đáng kể. Cụ thể, cứ tăng thêm 50g sữa mỗi ngày thì nguy cơ mắc hai loại ung thư này lần lượt tăng 12% và 17%.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh đây là nghiên cứu đầu tiên khảo sát mối liên hệ giữa sản phẩm từ sữa và nguy cơ ung thư ở người Trung Quốc. Kết quả này chưa thể chứng minh mối quan hệ nhân quả. Do đó, việc từ chối uống sữa để bổ sung protein và vitamin là không hợp lý.

Những đối tượng không nên uống sữa

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, một số người không nên uống sữa:

- Người mắc các bệnh cấp tính về đường tiêu hóa

Đối với những người đang bị viêm loét dạ dày, loét tá tràng,... sữa sẽ kích thích tiết axit dạ dày, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

- Người không dung nạp lactose

Người không dung nạp lactose không thể tiêu hóa đường lactose trong sữa, uống sữa sẽ gây ra các triệu chứng như đầy bụng, tiêu chảy.

- Người vừa trải qua phẫu thuật bụng

Hệ tiêu hóa của những người này chưa phục hồi, protein trong sữa là phân tử lớn, khó tiêu hóa và dễ gây đầy hơi.

2 vợ chồng mắc ung thư gan vì sai lầm chết người khi uống sữa - 3

Lưu ý khi uống sữa

Sữa là một loại thức uống giàu dinh dưỡng, nhưng khi uống cần chú ý một số điều sau:

- Không uống sữa khi đói

Sữa cần được phân giải bởi enzyme lactase ở ruột non. Nhiều người trưởng thành ở Trung Quốc thiếu enzyme này, dẫn đến lactose đi vào ruột già và bị vi khuẩn lên men, gây ra tiêu chảy. Nên uống sữa cùng với thức ăn để giảm thiểu tình trạng này.

- Không đun sôi hoặc đông lạnh sữa

Nên uống sữa ở nhiệt độ thường. Nếu muốn uống sữa nóng, hãy hâm nóng bằng cách cách thủy. Đun sôi sữa ở nhiệt độ cao sẽ làm biến tính protein và vitamin, làm giảm giá trị dinh dưỡng. Đông lạnh sữa cũng khiến protein bị biến tính và chất béo tách lớp.

- Không nhầm lẫn sữa với các loại đồ uống có vị sữa

Nên chọn sữa nguyên chất thay vì sữa hạt, sữa dinh dưỡng,... vì các loại đồ uống này thường chứa nhiều chất phụ gia.

- Không uống quá nhiều sữa

Lượng sữa khuyến nghị cho người trưởng thành là 300-500ml/ngày. Uống quá nhiều sữa có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ các khoáng chất khác.

- Không uống sữa tươi chưa qua xử lý

Sữa tươi chưa qua xử lý có thể chứa vi khuẩn gây bệnh như E. coli, Salmonella.

Nguồn: [Link nguồn]

Trước khi phát hiện ung thư gan, người đàn ông này có dấu hiệu đau tức âm ỉ hạ sườn phải, đau tăng khi vận động, khi ho, gầy sút 5kg/tháng, mệt mỏi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN