Nhiều mẫu xe ô tô bất ngờ đội giá lên 200 triệu đồng, khách hàng ngậm ngùi mua “bia kèm lạc”

Do nhu cầu mua sắm ô tô gia tăng trong khi nguồn cung có hạn, một số mẫu mã ô tô tại Việt Nam rơi vào cảnh “khan hàng”. Do đó, để mua được xe đúng mong muốn, nhiều khách hàng chấp nhận mua xe với giá chênh hoặc mua thêm các phụ kiện kèm theo...

Trái ngược với những năm trước, sức mua ô tô dịp sau Tết Nhâm Dần vẫn khá tốt. Với các mẫu xe sản xuất, lắp ráp trong nước thì động lực đến từ chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ được Chính phủ áp dụng đến hết tháng 5. Trong khi đó, một số dòng ô tô nhập khẩu khan hàng do nguồn cung hạn chế.

Nếu như trước Tết, do nhu cầu mua xe chơi tết nên nhiều khách hàng chấp nhận mua chênh giá hoặc mua thêm các phụ kiện kèm theo. Tuy nhiên, đến nay, hiện tượng khan hiếm xe vẫn tiếp diễn.

Nhiều mẫu xe khan hàng được "đội giá" từ vài chục đến vài trăm triệu đồng

Nhiều mẫu xe khan hàng được "đội giá" từ vài chục đến vài trăm triệu đồng

Theo thống kê từ các đại lý, thời điểm hiện tại, có rất nhiều mẫu xe rơi vào tình trạng khan hàng. Có thể kể đến như mẫu Santa Fe hay Tucson, Accent của Hyundai, Toyota Raize, Land Cruiser, Ford Ranger, Xplorer hay Kia Sonet, Seltos,… 

Đặc trưng của những mẫu xe này là khách hàng phải đặt mua và chờ đợi khá lâu, thậm chí lên đến vài tháng để nhận xe.

Lợi dụng thực tế này, một số đại lý đã đẩy giá bán các mẫu xe có nguồn cung hạn chế bằng hình thức ép khách hàng “mua bia kèm lạc” - mua thêm phụ kiện kèm theo xe hoặc tăng thêm tiền để được nhận xe sớm.

Thuộc nhóm xe 7 chỗ tiền tỷ, Santa Fe rơi vào trạng thái "cháy hàng" tại hầu hết các đại lý. Trần Thọ, một khách có nhu cầu mua xe tại Hà Nội, sau khi tham khảo nhiều nơi đều nhận được báo giá chênh 20-40 triệu đồng so với mức công bố của Hyundai.

"Nhân viên kinh doanh báo tôi muốn lấy xe ngay thì có thể cân nhắc mua với giá cao hơn đề xuất của hãng. Nơi khác thì bán Santa Fe đúng giá nhưng phải mua thêm gói phụ kiện vài chục triệu đồng. Cũng có nơi bán chuẩn giá nhưng hẹn chờ 2-3 tháng", anh Thọ cho biết và đang tính tới phương án chuyển sang mua xe khác. 

Mẫu xe Hyundai Tucson chênh giá tới 60 triệu đồng nhưng vẫn không có xe bán

Mẫu xe Hyundai Tucson chênh giá tới 60 triệu đồng nhưng vẫn không có xe bán

Cùng với Santa Fe, mẫu xe ở phân khúc thấp hơn là Hyundai Tucson cũng đưa khách hàng vào "ma trận giá". Phiên bản đặc biệt của mẫu crossover cỡ C này bán tăng khoảng 20-40 triệu đồng. Riêng bản 1.6 Turbo bán chênh tới 60 triệu đồng nhưng lượng xe theo phía đại lý cũng rất hạn chế và gần như không có sẵn xe.

Không riêng xe lắp ráp trong nước "cháy hàng", một số mẫu xe nhập cũng rơi vào tình trạng tương tự. Theo đó, khách mua Toyota Raize phải bỏ thêm 20-30 triệu đồng tiền phụ kiện, Hyundai Accent là khoảng 10-20 triệu đồng, Ford Ranger là 25-30 triệu đồng. Với một số mẫu xe giá cao, mức chênh lên đến cả trăm triệu đồng, như Toyota Land Cruiser. Đặc biệt, xe Ford Explorer của hãng Ford, hiện đang có mức giá bán chênh từ 150 – 200 triệu đồng so với mức giá niêm yết (giá niêm yết là 2.360 triệu đồng).

Do khan hàng, xe Ford Explorer của hãng Ford hiện đang có mức giá bán chênh từ 150 – 200 triệu đồng so với mức giá niêm yết

Do khan hàng, xe Ford Explorer của hãng Ford hiện đang có mức giá bán chênh từ 150 – 200 triệu đồng so với mức giá niêm yết

Nhiều mẫu xe khan hiếm, dù khách đặt trước 2 – 3 tháng cũng chưa có xe. Và thực tế, khá nhiều người dùng vì muốn sớm nhận xe nên chấp nhận hình thức mức giá chênh hoặc mua kèm phụ kiện.

"Tôi đặt cọc chiếc Toyota Raize màu xanh tại đại lý ở tỉnh mình hồi đầu tháng 1. Giá xe là 527 triệu nhưng phải chi thêm 20 triệu đồng để kịp nhận trước Tết Nguyên đán. Do mình có nhu cầu đi lại trong dịp Tết mà nếu cứ chờ mua đúng giá thì cũng không biết đến bao giờ nên chấp nhận khoản chênh lệch này" - chị Phương Bùi chia sẻ.

Một số đại lý cho biết, sau Tết, lượng xe Toyota Raize được nhập về thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, lịch giao xe sớm nhất cũng phải đến tháng 3, ngay cả khi đã chấp nhận chi thêm. Chính sách bán hàng theo khu vực đại lý của Toyota cũng khiến khách ở tỉnh này khó được mua xe ở tỉnh khác ngay cả khi xe có sẵn.

Ông Ngô Đức M., một người kinh doanh lâu năm trong ngành xe, cho rằng giá những mẫu ô tô "hot" sẽ chưa hạ nhiệt ngay. "Sức mua hiện nay khá tốt do tình hình kinh tế dần được khôi phục, nước ta kiểm soát tốt dịch bệnh. Chính sách giảm 50% phí trước bạ cho xe "nội" cũng hấp dẫn người mua. Trong khi đó, nguồn cung xe vẫn còn bị hạn chế do thiếu linh kiện", ông nói.

Chia sẻ về tình trạng trên, ông Ngọc Tuấn – chuyên gia trong lĩnh vực ô tô tại Việt Nam cho rằng, nhiều người chấp nhận chi thêm một đến vài chục triệu để nhận xe trong giai đoạn khan hàng hiện tại vì với họ, việc đã bỏ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng để mua xe, họ muốn chọn đúng mẫu xe ưng ý, thay vì đổi xe khác. 

“Đây cũng là lý do khiến hiện tượng bia kèm lạc luôn xuất hiện mỗi khi có mẫu xe hot ra mắt, hoặc xảy ra trong các giai đoạn cầu vượt quá cung như hiện nay", ông Tuấn nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Doanh số bán ô tô ở Việt Nam giảm 34% trong tháng đầu năm

Theo Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam, doanh số bán hàng của toàn thị trường của các đơn vị thành viên đạt 30.742 xe, giảm 34% so với tháng 12/2021.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN