Hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng “chóng mặt”, đại diện EVN nói gì?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trải qua những đợt nắng nóng đỉnh điểm đầu tiên của mùa hè, nhiều người dân “sốc” khi thấy hóa đơn tiền điện tăng chóng mặt, gấp 2-3 lần những tháng trước.

Trước thông tin về việc nhiều hộ gia đình tại Hà Nội phản ánh hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng cao, ông Lê Việt Hùng – Phó Trưởng ban Truyền thông, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) cho biết, thời tiết nắng nóng gay gắt diện rộng đã làm lượng tiêu thụ điện tăng mạnh.

Ông Hùng cho biết, thời tiết nắng nóng đỉnh diểm nên các thiết bị làm mát được sử dụng thường xuyên, liên tục. Trong đó lượng tiêu thụ điện của điều hòa chiếm từ 40-60%, thậm chí đến 80% chi phí điện của cả gia đình.

Đại diện EVN Hà Nội cho biết điều hòa chính là nguyên nhân làm lượng điện tiêu thụ tăng cao trong tháng vừa qua.

Đại diện EVN Hà Nội cho biết điều hòa chính là nguyên nhân làm lượng điện tiêu thụ tăng cao trong tháng vừa qua.

Cũng theo ông Hùng, số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện TP. Hà Nội cho thấy phụ tải điện trên địa bàn Thủ đô trong một tháng vừa qua luôn ở mức cao. Có thời điểm lên tới hơn 90 triệu kWh/ngày.

Cụ thể, ngày 02/6/2021 đã ở mức cao kỷ lục từ trước đến nay với sản lượng điện là 96,2 triệu kWh tăng 30% so với cùng kỳ năm 2020 và cao nhất từ trước đến nay.

Việc tiêu thụ điện đạt mức kỷ lục cộng với cách tính giá điện bậc thang là nguyên nhân khiến tiền điện tháng 6 tăng cao hơn so với các tháng trước đây.

Hiện tại, giá bán lẻ điện sinh hoạt được chia làm 6 bậc, theo cách tính lũy tiến mới với mức giá như sau: Bậc 1: Từ 0 – 50 kWh: 1.678 đồng/kWh; Bậc 2: Từ 51 – 100 kWh: 1.734 đồng/kWh; Bậc 3: Từ 101 – 200 kWh: 2.014 đồng/kWh; Bậc 4: Từ 201 – 300 kWh: 2.536 đồng/kWh; Bậc 5: Từ 301 – 400 kWh: 2.834 đồng/kWh; Bậc 6: Từ 401 kWh trở lên: 2.927 đồng/kWh.

Theo ông Hùng, do nắng nóng nên phụ tải điện trên địa bàn Thủ đô trong một tháng vừa qua luôn ở mức cao, có ngày lên đến 96,2 triệu kWh.

Theo ông Hùng, do nắng nóng nên phụ tải điện trên địa bàn Thủ đô trong một tháng vừa qua luôn ở mức cao, có ngày lên đến 96,2 triệu kWh.

Theo ông Hùng, để theo dõi điện chỉ số điện năng tiêu thụ hàng ngày, hàng tháng và so sánh với cùng kỳ trước đó, người dân có thể tải ứng dụng theo dõi tiền tiện trên điện thoại thông minh.

“Với phần mềm này, người dân có thể tra cứu mọi thông tin về điện, kiểm soát được lượng điện tiêu thụ. Ngoài ra, mọi người còn có thể ước tính được hằng tháng gia đình sẽ dùng hết khoảng bao nhiêu số điện dựa vào việc nhập các thông tin về số lượng, chủng loại, tần suất sử dụng các thiết bị điện trong gia đình đang sử dụng và kiểm tra hóa đơn tiền điện của gia đình có được ngành điện tính đúng hay không”, ông Hùng nói.

Để giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố, cháy nổ về điện thì người dân không nên sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện công suất lớn.

Để giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố, cháy nổ về điện thì người dân không nên sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện công suất lớn.

Để đảm bảo an toàn và tiết kiệm điện, ông Hùng khuyến cáo người dân, các cơ quan công sở và nơi sản xuất cần chú ý sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, đặc biệt vào các giờ cao điểm trưa và tối, cụ thể là buổi trưa từ 11h30 đến 15h00, buổi tối từ 20h00 đến 23h00.

Đồng thời chú ý sử dụng hợp lý điều hoà nhiệt độ (đặt ở 27 độ trở lên, sử dụng kết hợp với quạt) và không nên sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện công suất lớn để giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố, cháy nổ về điện.

Ngoài ra, theo ông Hùng, người dân cũng nên chọn mua các thiết bị điện có sử dụng công nghệ inverter để tiết kiệm điện, hạn chế đặt chế độ làm lạnh nhanh và tắt các thiết bị điện không cần thiết để tránh lãng phí.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhiều người ”sang chấn tâm lý” khi thông báo hóa đơn tiền điện tháng 6

Nhiều người dân liên tục chia sẻ hình ảnh hóa đơn, thông báo của điện lực vì số điện và tiền điện tháng 5 và tháng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN