Độc đáo bánh chưng bản Tùy, những ngày cận Tết cơ sở xuất bán tới 6 nghìn đơn

Sự kiện: Vui xuân Quý Mão

Không chỉ bánh có vị thơm ngon đặc trưng, mà hình dáng bánh cũng rất ấn tượng. Theo giải thích của người dân địa phương, hình dáng bánh mang ý nghĩa tượng trưng cho người phụ nữ đang đeo gùi trên lưng hái lúa, hái ngô trên nương rẫy.

Tại làng Tùy Phong (xã Ngọc Đường, TP Hà Giang) những ngày cận Tết, người già, người trẻ cùng nhau làm bánh chưng gù. Tết ở Bản Tùy luôn đến sớm hơn mọi nơi trước cả tháng.

Hàng chục người gói bánh chưng gù, kịp đáp ứng các đơn hàng ngày cận Tết

Hàng chục người gói bánh chưng gù, kịp đáp ứng các đơn hàng ngày cận Tết

Bánh chưng gù được biết đến là đặc sản của Hà Giang với màu xanh của lá giềng, màu tím của gạo cẩm. Bánh không to và vuông như bánh chưng ở dưới xuôi mà nhỏ gọn, để vừa trong lòng bàn tay.

Gia đình bà Nguyễn Thị Dung là cơ sở gói bánh chưng gù lớn nhất tại bản Tùy 

Gia đình bà Nguyễn Thị Dung là cơ sở gói bánh chưng gù lớn nhất tại bản Tùy 

Gia đình bà Nguyễn Thị Dung là một trong những nhà làm bánh có quy mô lớn nhất ở Bản Tùy. Bà Dung cũng là người có công rất lớn trong việc đưa bánh chưng gù đến với mọi người.

Trung bình mỗi ngày xưởng làm hơn 1.000 chiếc xuất bán, riêng những tháng cận Tết số lượng tăng lên khoảng 5.000-6.000 chiếc.

Trung bình mỗi ngày cơ sở gói khoảng 1.000 chiếc

Trung bình mỗi ngày cơ sở gói khoảng 1.000 chiếc

Do đó, ngày thường, cơ sở có khoảng chục người gói bánh nhưng dịp cận Tết thì phải huy động nhận lực gấp hai – ba lần mới đủ đáp ứng đơn đặt hàng.

Tại cơ sở làm bánh của bà Dung những ngày cận Tết, ai cũng hối hả làm việc. Người thì rửa lá, tách lá, người thì vớt bánh, người gói bánh, luộc bánh…

Những ngày cận Tết thì lượng bán tăng lên 5.000 - 6.000 chiếc

Những ngày cận Tết thì lượng bán tăng lên 5.000 - 6.000 chiếc

Người thợ gói bánh chưng truyền thống ở Hà Giang không dùng khuôn hay máy tạo hình mà chỉ gói bánh bằng tay.

Mỗi người thợ mất khoảng 45 giây đến một phút để gói xong một chiếc bánh. Họ biết gói bánh chưng gù từ lúc còn nhỏ, nhìn cha mẹ gói bánh ngày Tết mà học theo.

Theo chia sẻ của bà Dung, bà làm nghề gói bánh chưng đã hơn 20 năm. Ban đầu, do cuộc sống khó khăn vất vả, nên vào những lúc nông nhàn bà lại tranh thủ gói bánh chưng gù để đi bán, mong kiếm thêm ít tiền trang trải cuộc sống.

Bánh sau khi gói chuẩn bị được luộc trên bếp củi trong thời gian từ 10 - 12 tiếng

Bánh sau khi gói chuẩn bị được luộc trên bếp củi trong thời gian từ 10 - 12 tiếng

Dần dần, món bánh chưng dẻo, thơm ngon, đậm đà hương vị truyền thống đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Số lượng người mua bánh, đặt bánh của nhà bà Dung ngày càng nhiều. Nhận thấy số lượng bánh tiêu thụ ngày càng tăng, gia đình bà Dung đã quyết định mở rộng quy mô, thuê thêm nhân công, mua sắm thêm các vật dụng, xây dựng thêm bếp đun.

Mỗi chiếc bánh ra lò, là cả một quá trình chọn lựa nguyên liệu kỹ càng, cẩn thận, phải toàn tâm toàn ý mới có thể làm ra một chiếc bánh ngon. Để tạo màu cho bánh, bà Dung thu gom lá giềng từ khắp nơi. Sau khi rửa sạch, lá giềng được xay vắt lấy nước để nhuộm gạo.

"Người Tày gói bánh chưng để nguyên gạo nếp trắng. Năm 1995, tôi học được bí quyết nhuộm bánh bằng lá giềng. Bánh luộc chín có màu xanh trông đẹp mắt, thơm mùi lá dong quyện với lá giềng đặc trưng, ăn không bị ngấy” – bà Dung chia sẻ.

Bánh sau khi luộc chín, được để nguội, khô ráo trước khi đóng hộp vận chuyển

Bánh sau khi luộc chín, được để nguội, khô ráo trước khi đóng hộp vận chuyển

Ngoài ra, thịt lợn làm nhân bánh là loại nạc mông, vai và mỡ khổ, được chuyển thẳng từ lò mổ tới xưởng bánh vào sáng sớm; gạo nếp là gạo Khum được đặt mua ở Bắc Mê, cùng với đó là các nguyên liệu khác như hạt tiêu, đỗ, lá dong… Bà Dung tự tay nêm, ướp gia vị thịt lợn làm nhân, còn các nhân công đảm nhiệm lau lá, gói bánh.

Bánh sau khi gói được bắc lên bếp củi đỏ lửa luộc liên tục từ 10 đến 12 tiếng. Do giá thịt lợn và các loại thực phẩm ngày cận Tết tăng giá, nên thời điểm này mỗi chiếc bánh chưng gù có giá 25.000 đồng.

Được biết, từ ngày Rằm tháng Chạp trở đi là khoảng thời gian cao điểm làm hàng Tết, trung bình mỗi ngày cơ sở của bà Dung cung cấp khoảng 5 đến 6 nghìn chiếc bánh ra thị trường.

Bánh có hương vị đặc trưng với màu xanh nhẹ của lá giềng

Bánh có hương vị đặc trưng với màu xanh nhẹ của lá giềng

Vì đơn đặt hàng những ngày cận Tết ngày càng tăng, nên để đảm bảo chất lượng và đáp ứng đủ đơn hàng, ngày 26 âm lịch là ngày cuối cùng cơ sở của bà Dung nhận đơn hàng.

Nhờ có đơn hàng đều, cơ sở làm bánh của bà Dung tạo công việc ổn định cho nhiều chị em tại địa phương

Nhờ có đơn hàng đều, cơ sở làm bánh của bà Dung tạo công việc ổn định cho nhiều chị em tại địa phương

Nhờ công việc ổn định, cơ sở làm bánh chưng gù của gia đình bà Dung mang lại thu nhập khoảng 30 đến 50 triệu đồng/tháng. Không những thế, cơ sở của bà Dung còn giúp một số chị em trong thôn có công ăn việc làm, với mức lương từ 4 đến 7 triệu đồng/người.

Đại diện UBND xã Ngọc Đường cho biết, ban đầu bánh chưng gù chỉ được sản xuất chủ yếu phục vụ lễ, tết của bà con người Tày là chủ yếu. Qua mô hình của bà Dung, đến nay hơn 90% các hộ dân trong thôn đều làm bánh chưng, mỗi ngày các cơ sở sản xuất hàng nghìn chiếc bánh đưa đi các thị trường như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, thậm chí sang cả Quảng Đông (Trung Quốc) và Úc.

Nguồn: [Link nguồn]

Lan tiến Vua hạ giá 50% phục vụ người dân chơi Tết, giá chỉ từ 10.000 đồng/cành

Người dân Sa Pa đã di chuyển hàng nghìn chậu lan Trần Mộng xuống núi, bày bán dọc quốc lộ 4D để phục vụ người chơi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Vui xuân Quý Mão Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN