Kinh nghiệm lái xe cho cánh tài xế trong mùa mưa lũ sắp tới - Hạn chế tối đa rủi ro hư hỏng xe

Thuỷ kích là một trong những nổi ám ảnh của cánh tài xế khi lái xe trong mùa mưa lũ. Dưới đây là những kinh nghiệm cần thiết mà cánh tài xế cần nắm bắt để tránh gây thuỷ kích, hư hỏng xe.

Những điều cần lưu ý khi chuẩn bị đi vào vùng ngập nước

1. Hiểu rõ về dòng xe mình đang sử dụng

Nếu bắt buộc phải đối mặt với vùng ngập nước, cánh tài xế cần nắm bắt những kiến thức cơ bản về dòng xe mình đang sử dụng. Một số lưu ý có thể kể đến như định mức nước của xe, xe mình đang sử dung thuộc dòng gì, gầm thấp hay cao, SUV hay sedan/hatchback. Nếu nước ngập không quá 20cm hoặc không quá cạnh dưới cánh cửa thì yên tâm xe có thể di chuyển qua một cách an toàn. Nếu không chắc chắn thì tuyệt đối không lái xe qua vùng ngập nước để tránh trường hợp xe bị thuỷ kích, gây hư hỏng xe.

2. Đi chậm, giữ ga đều

Không chỉ riêng trong thời tiết mùa mưa bão mà việc đi chậm sẽ giúp xe không bị vướng các chướng ngại vật. Đi chậm sẽ giúp xe bám đường tốt hơn, giảm tải cho hệ thống phanh đang bị trơn trượt khi bắt buộc dừng. Đi chậm cũng giúp chúng ta dễ phát hiện các chướng ngại trên đường như nắp cống, nắp hố ga.

Kinh nghiệm lái xe cho cánh tài xế trong mùa mưa lũ sắp tới - Hạn chế tối đa rủi ro hư hỏng xe - 1

3. Không được mở cửa, nên tắt hệ thống điều hoà AC

Trong trường hợp bắt buộc phải di chuyển trong vùng ngập nước, cánh tài xế không được mở cửa tránh nước tràn vào xe. Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên tắt điều hoà và chuyển xe về số 1, giữ đều ga với mức độ vừa phải cho đến hết vùng ngập nước. Đối với những xe số tự động nên chuyển sang chế độ bán tự động.

4. Không đạp thốc ga và rà phanh khi đi qua đoạn nước ngập.

Việc đạp thốc ga mạnh sẽ tạo ra quán tính lớn làm nước dễ tràn lên khu vực lưới tản nhiệt và đi vào ống hút gió; ngoài ra thì sau khi đi qua khu vực ngập nước nên dành một chút thời gian để rà phanh để gạt bớt nước cũng như bùn đất, rác bám trên đĩa phanh.

5. Bật đèn pha khi di chuyển

Bật đèn pha đề quan sát tốt hơn và để các xe ngược chiều dễ phát hiện do trời mưa tầm nhìn bị hạn chế, chú ý giữ khoảng cách với các xe phía trước và không đi sát bên cạnh các xe lớn như xe buýt, xe tải vì các phương tiện này có kích thước lớn dễ tạo ra các sóng nước lớn.

6. Tuyệt đối không đề máy, tìm cách khởi động lại xe.

Tuyệt đối không tìm cách nổ máy xe thêm vài lần khi xe bị tắt máy, hành động này sẽ làm cho xe hư hỏng nặng, nghiêm trọng hơn là nước lọt vào động cơ gây thuỷ kích. Nếu bạn khởi động xe sau khi nó bị ngập nước sẽ gây hư hại các bộ phận kết nối giữa piston dẫn đến hiện tượng gãy tay biên ; trường hợp nặng có thể phải thay cả hệ thống động cơ, hệ thống điện và dĩ nhiên chi phí không hề rẻ chút nào. Thay vào đó, hãy đẩy xe lên nơi khô ráo và gọi cứu hộ.

Kinh nghiệm lái xe cho cánh tài xế trong mùa mưa lũ sắp tới - Hạn chế tối đa rủi ro hư hỏng xe - 2

Sau khi di chuyển qua vùng ngập nước, cánh tài xế cần kiểm tra các bộ phận của xe, cụ thể như sau:

1. Kiểm tra khoang động cơ

Hãy mở nắo capo và quan sát,nếu thấy có nhiều nước đọng ở lọc gió, động cơ hay bình chứa dầu, nguy cơ hiện hữu là xe bạn đã bị nước lọt vào động cơ. Với người bình thường không biết về kỹ thuật, cách tốt nhất là để thợ kỹ thuật kiểm tra và sửa chữa. Với xe đời mới, hệ thống các chất lỏng được đóng kín khít, nhưng trên xe đời cũ vẫn có nguy cơ rò rỉ. Vì vậy, ngoài dầu máy, cần kiểm tra thêm các chất lỏng khác như dầu phanh, dầu trợ lực lái, nước mát.

2. Kiểm tra hệ thống điện

Nếu xe có thể khởi động được, kiểm tra tất cả các bộ phận dùng điện như đèn pha, đèn xi-nhan, điều hòa, âm thanh, khóa cửa, chỉnh điện cửa sổ, mở cốp điện, chỉnh ghế, gương thậm chí đèn nội thất. Nếu có bất cứ chi tiết nào không hoạt động trơn tru đều là dấu hiệu nước khiến hệ thống điện chập chờn.

Kinh nghiệm lái xe cho cánh tài xế trong mùa mưa lũ sắp tới - Hạn chế tối đa rủi ro hư hỏng xe - 3

3. Kiểm tra khoang nội thất

Sau khi đưa xe ra khỏi khu vực ngập nước, hãy tiến hành kiểm tra nội thất, nếu lọt nước vào nội thất sẽ gây phá hủy rất nhanh, dùng khăn hoặc giấy thấm hết nước đọng lại sau đó dùng quạt hoặc máy sấy để làm khô nội thất.

Trong trường hợp xe di chuyển trong vùng ngập nước và bị thuỷ kích, cánh tài xế nên liên hệ với các công ty bảo hiểm, tuỳ vào phạm vi của gói bảo, nếu có điều khoản hư hại do ngập nước hãng bảo hiểm sẽ tiến hành các thủ tục đánh giá chứng minh sự việc. Khi khách hàng yêu cầu bảo hiểm chi trả và công ty bảo hiểm xác định nguyên nhân chiếc xe bị hư hại là hoàn toàn chính xác, họ sẽ chi trả toàn bộ tiền bảo hiểm cho chiếc xe.

Trên đó là những thông tin cần thiết cho cánh tài xế khi du chuyển trong vùng ngập nước, hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả.

Kinh nghiệm lái xe an toàn trên cao tốc

Khi đi phía sau một phương tiện khác, hãy giữ khoảng cách an toàn và áp dụng "quy tắc hai giây" với tốc độ dưới...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo My Ly ([Tên nguồn])
Siêu xe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN