Bảo hiểm thân vỏ là gì? Bảng giá bảo hiểm thân vỏ ô tô mới nhất

Sự kiện: Siêu xe

Sau khi sở hữu xe ô tô, khách hàng sẽ bỏ ra một số chi phí cho các gói bảo hiểm như: Bảo hiểm dân sự bắt buộc, bảo hiểm thân vỏ,…Bài viết này sẽ giúp quý độc giả giải đáp thắc mắc về bảng giá bảo hiểm thân vỏ ô tô của nhiều công ty bảo hiểm uy tín.

Trước tiên cùng chúng tôi tìm hiểu bảo hiểm thân vỏ ô tô là gì?

Bảo hiểm thân vỏ xe oto là bảo hiểm ô tô dành cho phần phụ kiên bên ngoài của xe bao gồm: cabin toàn bộ, ca lăng, capo, chắn bùn, toàn bộ cửa và kính, toàn bộ đèn và gương, gạt nước, rửa kính, toàn bộ phần vỏ kim loại, nhựa hoặc gỗ…(thuộc tổng thành thân vỏ). Khi có sự cố xảy ra gây tổn hại đến thân vỏ của xe ô tô thì Các Công ty Bảo hiểm sẽ chi trả các chi phí cho việc khắc phục các hư hỏng đó theo những nội dung đã được thỏa thuận ở hợp đồng bảo hiểm thân vỏ.

Bảo hiểm thân vỏ là gì? Bảng giá bảo hiểm thân vỏ ô tô mới nhất - 1

Cách tính giá bảo hiểm thân vỏ ô tô Bảo hiểm thân vỏ ô tô được tính bằng cách lấy tỉ lệ % phí bảo hiểm nhân với giá trị xuất hóa đơn xe. Hiện nay, có rất nhiều công ty bảo hiểm thân vỏ xe với các mức phí khác nhau, tuy nhiên mức phí dao động từ 1.4% – 2.0% giá trị xe, còn tùy vào điều khoản giá trị bồi thường mà chủ xe nhận được.

Ví dụ: Bạn mua một chiếc xe 500 triệu đồng với mức phí bảo hiểm 1,7% thì giá bảo hiểm thân vỏ xe ô tô bạn phải trả là:

(1,7*500.000.000)/100 =  8.500.000 đồng.

Quyền lợi bảo hiểm thân vỏ xe ô tô

Khi tham gia bảo hiểm, tùy thuộc vào yêu cầu của chủ xe, quy tắc bảo hiểm mà chủ xe tham gia có thể có các phạm vi quyền lợi bảo hiểm như sau khi phát sinh thiệt hại gây ra cho chiếc xe:

+ Tai nạn ngẫu nhiên, bất ngờ  ngoài sự kiểm soát của chủ xe/lái xe trong những trường hợp như đâm va, lật, đổ, rơi, chìm, hỏa hoạn, cháy nổ, bị các vật thể khác rơi, va chạm vào.

+ Các tai nạn bất khả kháng do thiên nhiên gây ra như giông, bão, lũ, lụt, sạt lở, sét đánh, động đất, mưa đá, sóng thấn.

+ Mất cắp, mất cướp toàn bộ xe

+ Chi phí cẩu kéo, xạc nổ động cơ (nếu có và của từng công ty bảo hiểm áp dụng với phạm vi khác nhau.

Ngoài ra, công ty bảo hiểm cho chi trả cho các chi phí phát sinh do chủ xe thực hiện nhằm cứu vớt, cứu chữa... với mục tiêu ngăn ngừa tổn thất phát sinh thêm do rủi ro gây nên.

Bảo hiểm thân vỏ là gì? Bảng giá bảo hiểm thân vỏ ô tô mới nhất - 2

Các chi phí có thể được mở rộng tăng phạm vi bảo hiểm cho khách hàng:

+ Bảo hiểm mất cắp bộ phận

+ Bảo hiểm lựa chọn cơ sở sửa chữa

+ Bảo hiểm thủy kích

+ Bảo hiểm không tính khấu hao thay mới

+ Bảo hiểm cho việc gián đoạn hoạt động của xe (chi phí thuê xe trong thời gian sửa chữa)

+ Bảo hiểm hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam

Lợi ích khi tham gia bảo hiểm thân vỏ ô tô

Từ định nghĩa về bảo hiểm thân vỏ xe ô tô, chúng ta sẽ thấy rằng lợi ích cơ bản nhất đối với việc khi tham gia bảo hiểm xe ô tô là bảo vệ mặt tài chính cho chủ xe hay nói cách khác khi phát sinh các rủi ro do yếu tố bên ngoài tác động vào và thuộc phạm vi bảo hiểm (không bị loại trừ bởi quy tắc của công ty bảo hiểm) thì chủ xe sẽ được công ty bảo hiểm thanh toán (bồi hoàn bằng tiền hoặc sửa chữa - thay thế) nguyên trạng đối với các thiệt hại phát sinh lên các bộ phận cấu thành chiếc xe.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ và lỗi trong thiệt hại mà công ty bảo hiểm sẽ xem xét và quyết định bồi thường tổn thất bộ phận hay bồi thường tổn thất toàn bộ cho chủ xe.

Tham khảo bảng giá bảo hiểm thân vỏ của công ty Bảo Việt:

STT Nhóm loại xe/Mục đích sử dụng Tỷ lệ phí bảo hiểm (%)
Bảo hiểmtoàn bộ xe Bảo hiểmthân vỏ
1 Nhóm loại xe có tỷ lệ tổn thất thấp 1,55 2,55
2 Xe ô tô vận tải hàng 1,80 2,80
3 Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách 2,05 3,05
4 Xe ô tô chở hàng đông lạnh 2,60 4,60
5 Xe Đầu kéo 2,80 4,60
6 Taxi 3,90 5,90

Tham khảo bảng giá bảo hiểm vật chất xe ô tô PJICO

Biểu phí bảo hiểm vật chất xe PJICO cụ thể như sau:

Loại xe Tỷ lệ phí cơ bản (%) theo thời gian sử dụng xe Mức khấu trừ ( đồng)
Dưới 3 năm Từ 3 đến dưới 6 năm Từ 6 đến dưới 10 năm Từ 10 đến 15 năm
Xe đầu kéo, đông lạnh, Xe tải hoạt động trong vùng khai thác khoáng sản 2,6 2,7 2,9 3,2 1.000.000
Rơ mooc 1 1,1 1,3 1,5 1.000.000
Xe kinh doanh vận tải (KDVT), hành khách liên tỉnh 2 2,1 2,3 2,5 1.000.000
Xe taxi, xe cho thuê tự lái 2,7 2,8 3,0 1.000.000
Xe KDVT hàng hóa 1,7 1,8 1,9 2,1 1.000.000
Xe kinh doanh chở người (còn lại) 1,6 1,7 1,8 2,0 1.000.000
Xe không kinh doanh, xe buýt 1,5 1,6 1,7 1,9    500.000

Trên đó chỉ là những thông tin tham khảo, để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với các trung tâm bảo hiểm gần nhất.

Tua đồng hồ công tơ mét ô tô và câu chuyện về lương tâm người bán xe

Tổng hợp một số cách nhận biết xe ô tô đã bị tua công tơ mét và hướng dẫn khách hàng có thể lựa chọn được những...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo My Ly ([Tên nguồn])
Siêu xe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN