Lãi suất tăng cao, tiền lại ùn ùn đổ về ngân hàng qua kênh tiết kiệm

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

So với đầu năm 2022, tổng tiền gửi của toàn hệ thống tăng 5,5%, tương đương tăng hơn 607.700 tỷ đồng.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 11/2022, tổng tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đạt hơn 11,5 triệu tỷ đồng, tăng 126.938 tỷ đồng so với tháng 10.

Trong đó, tiền gửi của dân cư tiếp tục tăng gần 84.600 tỷ đồng so với tháng trước lên hơn 5,74 triệu tỷ đồng. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng tăng 42.341 trong tháng 11 lên 5,8 triệu tỷ đồng.

So với đầu năm 2022, tổng tiền gửi của toàn hệ thống tăng 5,5%, tương đương tăng hơn 607.700 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi dân cư tăng 8,38%, tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng 2,9%.

Một trong những nguyên nhân khiến tiền gửi tăng cao được cho là mặt bằng lãi suất ở mức hấp dẫn.

Một trong những nguyên nhân khiến tiền gửi tăng cao được cho là mặt bằng lãi suất ở mức hấp dẫn.

Thông tin từ Hiệp hội Ngân hàng, tính đến ngày 14/12/2022, lãi suất huy động kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng đa số dao động ở mức từ 6,1% - 8,3%/năm, có ngân hàng huy động lãi suất lên đến 11% (số tiền từ 1 tỷ đồng trở lên)…

So với cuối năm 2021, nhìn chung, lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng hiện nay đã tăng khoảng 3% - 4% ở các kỳ hạn trên 6 tháng và trên 12 tháng.

Theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), lãi suất huy động vẫn còn dư địa tăng trong năm 2023. Theo đó, áp lực lớn nhiều hơn vào thời điểm 6 tháng đầu năm, sau đó lãi suất huy động dự báo đi ngang, thậm chí hạ nhiệt vào nửa cuối năm. Lãi suất huy động được dự báo sẽ đạt đỉnh trong 6 tháng đầu năm 2023 với mức tăng 1-1,5 điểm %.

Nguồn: [Link nguồn]

Khởi nghiệp từ 2 triệu đồng, chàng trai “bánh mì” sở hữu hệ thống hơn 500 điểm bán

“Tích cóp được 2 triệu đồng, tôi bắt đầu đi mua lại chiếc xe hủ tiếu cũ, sơn sửa lại cho đẹp, sạch sẽ và bắt đầu khởi nghiệp”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Kì Anh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN