Vướng tranh chấp, khu nhà máy rộng gần 4,5ha của đậu phộng Tân Tân giờ ra sao?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
Nữ miền Bắc

Nhà máy của Công ty cổ phần Tân Tân được xây dựng trên diện tích rộng hàng chục nghìn mét vuông, nằm án ngữ mặt tiền tuyến đường đắc địa ở Bình Dương.

Liên quan đến những “lùm xùm” tại Công ty cổ phần (CTCP) Tân Tân, mới đây Viện KSND TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã ban hành cáo trạng truy tố đối với ông Trần Quốc Tân - Chủ tịch HĐQT công ty - và em trai là Trần Quốc Tuấn về tội "Không chấp hành bản án". Riêng ông Tân còn bị truy tố thêm tội "Trốn thuế".

Vướng tranh chấp, khu nhà máy rộng gần 4,5ha của đậu phộng Tân Tân giờ ra sao? - 1

CTCP Tân Tân được xem là “cha đẻ” của thương hiệu đậu phộng Tân Tân nổi tiếng, có thị phần rộng lớn ở Việt Nam. Nhà máy của công ty này được xây dựng trên khu đất có diện tích khoảng 44.300m2 tại đường Thống Nhất, phường Bình An, TP Dĩ An. Đây được xem là tuyến đường đắc địa nhất tỉnh Bình Dương do kết nối trực tiếp với TPHCM.

Vướng tranh chấp, khu nhà máy rộng gần 4,5ha của đậu phộng Tân Tân giờ ra sao? - 2

Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, CTCP Tân Tân đã ngừng sản xuất suốt nhiều năm nay, từ khi xảy ra chuyện tranh chấp với ban lãnh đạo cũ, do ông Trần Quốc Tân đứng đầu.

Sản phẩm đậu phộng Tân Tân xuất hiện trên thị trường suốt cả chục năm qua không phải của CTCP Tân Tân. Đó là sản phẩm do Công ty TNHH MTV Thương mại - Sản xuất - Trồng trọt Tân Tân sản xuất. Công ty này do ông Trần Quốc Gia Phước - con trai ông Tân làm chủ sở hữu.

Được thành lập vào tháng 10/2012, công ty này có tên gọi ban đầu là Công ty TNHH MTV TANS. Giám đốc công ty là ông Phước. Hợp đồng cho thuê đất được ký giữa 2 người này vào ngày 1/7/2015. Thời hạn thuê từ tháng 7/2015 tới năm 2030 với tổng diện tích 12.266m2. Giá thuê khi đó chỉ là 100 triệu đồng/tháng.

Trong khi đó, theo thông tin của PV VietNamNet, ngày 2/6/2016, Công ty TNHH MTV TANS lại cho Công ty CP Công nghệ và thực phẩm Hoàng Lâm thuê với giá 62.280.000 đồng/tháng. Diện tích cho thuê là 1.582m2 (đất không có nhà xưởng 20.000 đồng/m2/tháng; đất có nhà xưởng: 40.000 đồng). 

Vướng tranh chấp, khu nhà máy rộng gần 4,5ha của đậu phộng Tân Tân giờ ra sao? - 3

Theo quan sát, bên trong khu đất này có nhiều nhà xưởng bằng tôn, được xây dựng từ lâu. Hiện tại, Công ty TNHH MTV Thương mại - Sản xuất - Trồng trọt Tân Tân hoạt động trên một phần khu đất này.

Theo cáo trạng của Viện KSND TP Dĩ An, từ tháng 7/2015 đến tháng 11/2022, CTCP Tân Tân thu tiền cho thuê nhà, xưởng và kho được 8,6 tỷ đồng. Doanh thu từ việc cho thuê không được xuất hoá đơn, kê khai, báo cáo thuế.

Ngày 8/5/2024, Ban lãnh đạo mới của CTCP Tân Tân đã gửi đến các đơn vị đang hoạt động trên khu đất này thông báo với nội dung “Công ty Cổ phần Tân Tân tiếp quản và tiến hành hoạt động kinh doanh tại trụ sở chính của công ty tại địa chỉ 32C Khu phố Nội hoá 1, phường Bình An, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương”.

Vướng tranh chấp, khu nhà máy rộng gần 4,5ha của đậu phộng Tân Tân giờ ra sao? - 4

Dù CTCP Tân Tân đã dừng hoạt động nhiều năm qua, nhưng sản phẩm mang thương hiệu đậu phộng Tân Tân vẫn đang được bán trên thị trường. Đây là những sản phẩm do Công ty TNHH MTV Thương mại - Sản xuất - Trồng trọt Tân Tân sản xuất.

Được thành lập năm 2012, đến nay là 12 năm tuổi, nhưng trên website bán hàng của Công ty TNHH MTV Thương mại - Sản xuất - Trồng trọt Tân Tân lại thông tin: “Trong hành trình hơn 40 năm xây dựng và phát triển, đậu phộng Tân Tân luôn khẳng định được giá trị, sự khác biệt và sức hút mạnh mẽ của một thương hiệu lớn”. Trên bao bì của sản phẩm đậu phộng Tân Tân cũng có dòng chữ "since 1984".

Trong thư ngỏ ngày 3/8, Công ty TNHH MTV Thương mại - Sản xuất - Trồng trọt Tân Tân khẳng định sở hữu những công nghệ và công thức độc quyền nhằm mục đích phục vụ hoạt động sản xuất, chiến dịch quảng bá sản phẩm, quảng bá nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm đang kinh doanh trên thị trường của công ty, được độc quyền và toàn quyền sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.

Mới đây, đại diện pháp lý của CTCP Tân Tân đã gửi đơn đến Cục Sở hữu trí tuệ đề nghị xem xét và ra quyết định huỷ bỏ hiệu lực các giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu liên quan đến nhãn hiệu “Tân Tân và hình” đã được ban lãnh đạo cũ của CTCP Tân Tân chuyển nhượng cho cá nhân ông Trần Quốc Gia Lộc (cũng là con trai ông Tân).

Theo tìm hiểu, ngày 12/6/2011, ông Tân đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp cho ông Lộc đối với 2 nhãn hiệu “Tân Tân và hình vẽ con tôm”, “Tân Tân và hình ông già đậu phộng”. Theo đó, việc chuyển nhượng này không phải trả bất cứ khoản phí nào (miễn phí).

Đáng chú ý, thời điểm 12/6/2011 (ngày ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu) là 23 ngày trước khi ông Tân ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần trị giá 11 tỷ đồng cho bà Nguyễn Thị Thanh. Ngày 19/6 vừa qua, Cục Sở hữu trí tuệ đã có văn bản xác nhận bản sao hồ sơ đầy đủ của vụ việc này. 

Nguồn: [Link nguồn]

Chủ cũ vừa bị truy tố, công ty sản xuất Đậu phộng Tân Tân nổi tiếng đã ngừng hoạt động từ năm 2013, nhưng sản phẩm này vẫn làm mưa làm gió trên thị trường suốt 11 năm qua. Vậy đậu phộng vẫn bán có phải hàng giả?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Xuân An ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN