Vì sao lợi nhuận PNJ của bà Cao Thị Ngọc Dung “về đáy” 1,5 năm?

PNJ của bà Cao Thị Ngọc Dung ghi nhận con số lợi nhuận chỉ còn 169 tỷ đồng trong quý II/2019. Đây là quý kinh doanh lợi có mức nhuận thấp nhất của PNJ tính từ quý IV/2017.

Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ).

Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ).

Dưới sự điều hành của bà Cao Thị Ngọc Dung và các cộng sự, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) khởi động Dự án Hoạch định Nguồn Nhân lực ERP, phần quan trọng nhất của chiến lược Chuyển đổi số vào ngày 5/4/2018. Sau một năm nghiên cứu và hoàn thiện, hệ thống ERP được PNJ đưa vào vận hành từ cuối tháng 3/2019.

Tuy nhiên, các sự cố trong quá trình chuyển giao giữa 2 hệ thống cũ và mới đã dẫn đến tình trạng thiếu hàng để bán ở các cửa hàng và ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh Quý II của PNJ. Cụ thể, theo Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), lợi nhuận sau thuế trong 5 tháng đầu năm 2019 của PNJ có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng trong quý I/2019.

Kết quả kém khả quan này đến từ việc thiếu hàng tại cửa hàng do những trục trặc không lường trước được trong hoạt động sau khi triển khai hệ thống ERP mới vào ngày 27/3.

“Lỗi số liệu trong thời gian chuyển đổi sang hệ thống ERP mới gây gián đoạn hoạt động trong tháng 4 và 5/2019. Ban lãnh đạo cho biết có một số lỗi khi số liệu được chuyển từ các hệ thống cũ khác nhau của PNJ sang một hệ thống ERP mới.

Các lỗi số liệu này đã ảnh hưởng đến quy trình sản xuất, việc tiếp nhận đơn hàng mới và phân bổ thành phẩm của PNJ trong hệ thống cửa hàng, dẫn đến tình trạng thiếu hàng bán tại các cửa hàng. Trong tháng 04/2019, nhà máy của PNJ chỉ hoạt động với 50% công suất so với trước khi đưa hệ thống ERP vào hoạt động hồi tháng 3. Tuy nhiên, trong tháng 5 con số này đã cải thiện về 80% và ban lãnh đạo dự kiến đến tháng 8 hoạt động sẽ hoàn toàn phục hồi”, Công ty Chứng khoán Bản Việt cho biết.

Kết quả, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) của bà Cao Thị Ngọc Dung vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2019 với doanh thu thuần giảm 8% còn 2.962 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của PNJ đạt 169,1 tỷ đồng, giảm khoảng 6% so với cùng kỳ năm 2018. Đồng thời, đánh dấu quý kinh doanh đạt mức lợi nhuận thấp nhất của PNJ tính quý IV/2017.

Kết quả suy giảm trong quý II/2019 được PNJ của bà  Cao Thị Ngọc Dung giải trình là do doanh nghiệp tập trung nguồn lực vận hành hệ thống ERP. Bên cạnh đó, kênh bán sỉ cũng bị giảm 23% và sức mua chung của thị trường đối với mặt hàng trang sức giảm.

Tính tới ngày 30/6/2019, PNJ của bà Cao Thị Ngọc Dung đã không còn ghi nhận khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang từ Dự án Hoạch định Nguồn Nhân lực ERP, trong khi con số này này tại ngày 1/1/2019 là hơn 56 tỷ đồng.

Một điểm khác dễ nhận thấy trên báo cáo tài chính quý II/2019 của PNJ là sự biến động lớn ở một số khoản chi phí phát sinh trong kỳ.

Cụ thể, PNJ ghi nhận 22,2 tỷ đồng chi phí tài chính, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, khoản chi phí lãi vay tăng 90% do nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh tăng. Ngoài ra, chi phí bán hàng của PNJ cũng tăng 67% lên 286 tỷ đồng, còn chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 58% lên 116 tỷ đồng.

Song nhờ giá vốn trên doanh thu giảm đáng kể từ 81,3% của quý II/2018 xuống 77,9% nên PNJ đã ghi nhận lãi gộp 636 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2019, PNJ ghi nhận doanh thu thuần tăng hơn 5% đạt 7.745 tỷ đồng. Biên lãi gộp lớn hơn giúp doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận sau thuế gần 598 tỷ đồng, tăng gần 16% so với cùng kỳ 2018. Như vậy, doanh nghiệp đã hoàn thành 42% chỉ tiêu doanh thu và 51% kế hoạch lợi nhuận năm 2019.

Về cơ cấu tài sản và nguồn vốn, Tính đến hết ngày 30/6/2019, tổng tài sản của PNJ ở mức 6.527 tỷ đồng, tăng 1,4% so với hồi đầu năm. Phần lớn tài sản của PNJ tập trung ở hàng tồn kho với 4.931 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,7%.

Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của PNJ ở mức 4.092 tỷ đồng, tăng 9,3% so với đầu năm. Nợ phải trả ở mức 2.423 tỷ đồng, giảm 9,5%.

Theo VCSC, lợi nhuận sau thuế của PNJ đã tăng trưởng trở lại trong tháng 6/2019, phù hợp với những dự báo đưa ra trước đó.

Việc doanh thu bán lẻ và trang sức của PNJ đạt mức tăng trưởng 2 chữ số sau 6 tháng đầu năm 2019 nhờ doanh số các cửa hàng hiện hữu đạt tốc độ tăng trưởng 1 chữ số và có thêm 16 cửa hàng trang sức vàng được mở mới, cùng các cửa hàng mới mở năm 2018. Sự phục hồi của PNJ trong tháng 6/2019 cho thấy doanh nghiệp này đã trở lại quỹ đạo tăng trưởng.

Thấy gì từ lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2019 của các ngân hàng?

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2019 cho thấy, các nhà băng vẫn “lãi đậm” trong bối cảnh tín dụng tăng chậm. Nguồn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nhật ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN