Toàn cầu “nín thở” khi kinh tế Trung Quốc ngày càng chậm lại

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn so với dự kiến trong quý II do hoạt động sản xuất chậm chạp, chi phí nguyên liệu thô cao hơn và các trường hợp mắc COVID-19 mới đã đè nặng lên đà phục hồi.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng 7,9% trong quý từ tháng 4 đến tháng 6 so với một năm trước đó, dữ liệu chính thức cho thấy, thấp hơn mức kỳ vọng tăng 8,1% trong một cuộc thăm dò ý kiến của các nhà kinh tế từ Reuters.

Tăng trưởng chậm lại đáng kể so với mức mở rộng kỷ lục 18,3% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3, khi tốc độ tăng trưởng hàng năm bị lệch nhiều do sự sụt giảm mà đại dịch Covid-19 gây ra trong quý đầu tiên của năm 2020.

Toàn cầu “nín thở” khi kinh tế Trung Quốc ngày càng chậm lại - 1

"Không rõ liệu sự phục hồi mạnh mẽ như vậy ở Trung Quốc và trên toàn thế giới có thể duy trì đến năm 2022 hay không", Zhu Ning - Phó chủ nhiệm Viện Tài chính Cao cấp Thượng Hải - nói.

Nền kinh tế Trung Quốc đang được thế giới nín thở theo dõi. Nếu kinh tế nước này tiếp tục chậm lại có thể kéo theo phần còn lại của kinh tế toàn cầu đi xuống do nhiều quốc gia hiện phụ thuộc vào các nhà máy và người tiêu dùng Trung Quốc.

Các nhà kinh tế cảnh báo rằng nền kinh tế thực tế của Trung Quốc không hoàn toàn mạnh như những con số được công bố vừa qua. Giá cả tăng cũng cho thấy hoạt động của nền kinh tế Trung Quốc có thể không bền vững.

Chính phủ Trung Quốc đã phát đi một loạt tín hiệu gần đây cho thấy tăng trưởng kinh tế có thể gặp khó khăn. Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường đã tổ chức ba cuộc họp cấp cao chỉ trong tuần qua về sự phát triển của nền kinh tế và đưa ra các tuyên bố sau mỗi cuộc họp, đặt ra một loạt các biện pháp để duy trì tăng trưởng.

Điều quan trọng nhất trong số các biện pháp này là sự thay đổi chính sách của ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương của Trung Quốc đã chuyển sang giúp các doanh nghiệp nhỏ vay vốn; các ngân hàng thương mại có thể giữ lượng tiền mặt dự trữ nhỏ hơn một chút. Về lý thuyết, điều đó giúp các ngân hàng cho vay nhiều hơn, điều này có thể kích thích đầu tư kinh doanh và chi tiêu của người tiêu dùng.

Nguồn: [Link nguồn]

Thị trường lao dốc, tài khoản bốc hơi 10% vẫn yên tâm chờ “về bờ” nhờ điều này

“Xung quanh tôi đồng nghiệp, bạn bè đều đầu tư chứng khoán. Câu chuyện hàng ngày, trà chanh chém gió đều xoay quanh chứng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo NYT) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN