Vimefulland của bà chủ Vimedimex vay vốn ngân hàng như thế nào?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Vài năm gần đây, để có nguồn vốn, Vimefulland với các công ty con, công ty liên doanh của Tập đoàn Vimedimex đã thế chấp hàng loạt dự án BĐS tại ngân hàng.

Hôm 9/11, Công an Hà Nội cho biết, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt giam bà Nguyễn Thị Loan - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần (CTCP) Y dược Vimedimex (MCK: VMD) - về tội Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản, theo Điều 218 Bộ luật Hình sự.

Theo thông tin điều tra ban đầu, Ban quản lý dự án huyện Đông Anh tổ chức đấu giá khu đất rộng gần 5 ha ở xã Cổ Dương. Ban đầu, công ty thẩm định giá và đầu tư Hà Nội xác định khu đất này có giá trị bán đấu giá khoảng 500 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau đó các đơn vị bị cáo buộc đã dùng nhiều thủ đoạn thông đồng để hạ mức giá thẩm định một số thửa đất còn hơn 17 triệu đồng/m2, sau đó phê duyệt mức giá sàn hơn 18 triệu đồng/m2 để tổ chức đấu giá.

Bà Nguyễn Thị Loan bị tình nghi đã đưa 3 công ty do mình thành lập gồm: Công ty cổ phần bất động sản Thanh Trì, Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Mỹ Đình, Công ty cổ phần phát triển nhà ở Bắc Từ Liêm nộp hồ sơ tham gia đấu giá khu đất trên.

Với chiêu bài "quân xanh, quân đỏ" này, CTCP nhà ở Bắc Từ Liêm do bà Loan nắm quyền chi phối đã trúng đấu giá khu đất với mức hơn 20 triệu đồng/m2. 

Một tháng sau khi trúng đấu giá, công ty của bà Loan đã bán lại các thửa đất với giá hơn 110 triệu đồng/m2.

Bà Nguyễn Thị Loan - Chủ tịch HĐQT Vimedimex bị khởi tố, bắt giam hôm 9/11 về tội Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản. 

Bà Nguyễn Thị Loan - Chủ tịch HĐQT Vimedimex bị khởi tố, bắt giam hôm 9/11 về tội Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản. 

Nữ tướng của Dược phẩm Vimedimex

Bà Nguyễn Thị Loan là nữ doanh nhân có tiếng không chỉ trong lĩnh vực dược phẩm mà cả tài chính, bất động sản. 

Bà Loan bắt đầu công việc trong ngành tài chính khi làm kế toán cho Công ty TNHH Thịnh Phát (1991-1994). Sau đó, bà tham gia lĩnh vực ngân hàng và gắn bó 12 năm tại BIDV.

Sau khi rời BIDV, bà Loan tham gia đầu tư và CTCP Chứng khoán Hòa Bình (MCK: HBS) và nắm giữ vị trí chủ tịch HĐQT từ năm 2008 đến nay.

Tháng 8/2008, Chứng khoán Hòa Bình trở thành cổ đông chiến lược của Dược phẩm Vimedimex sau vài tháng thành lập. Đến tháng 4/2009, bà Loan bắt đầu giữ vị trí Phó Chủ tịch HĐQT Vimedimex và sau đó trở thành Chủ tịch HĐQT từ năm 2021 đến nay.

Về Vimedimex, đây là công ty xuất nhập khẩu đầu tiên của Bộ Y tế được thành lập năm 1984. Đến năm 2006, Vimedimex cổ phần hóa, khi ấy vốn điều lệ của là 25 tỷ đồng, trong đó tỉ lệ cổ phần của cổ đông Nhà nước chiếm 51% vốn điều lệ.

Sau khi cổ phần hóa, VMD đã trải qua nhiều lần tăng vốn dẫn đến hiện tượng pha loãng, tỉ lệ sở hữu của Nhà nước giảm từ 51% xuống còn 10,2% (tính đến 30/9/2021). 

Tính đến 30/9, nhóm cổ đông của bà Loan trực tiếp và gián tiếp sở hữu ít nhất 72,47%. Hai nhóm cổ đông thiểu số còn lại là Tổng công ty Dược Việt Nam (10,23%) và gia đình Phó Chủ tịch Nguyễn Tiến Hùng (3,9%). 

VMD là công ty hàng đầu về lĩnh vực nhập khẩu, phân phối dược phẩm trong nước với quy mô doanh thu tăng trưởng liên tục và đạt hàng chục nghìn tỷ đồng trong các năm gần đây, đặc biệt năm 2018 đạt doanh thu cao nhất trong lịch sử 18.260 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, biên lợi nhuận của VMD ở mức rất thấp do đây là công ty chuyên về phân phối dược phẩm, nhất là thuốc nhập khẩu. Lợi nhuận sau thuế hàng năm của của công ty chỉ quanh 30 tỷ đồng, riêng năm 2020 ghi nhận mức lãi kỷ lục hơn 37 tỷ đồng.

Vimefulland của bà chủ Vimedimex vay vốn ngân hàng như thế nào? - 2

Sau 9 tháng đầu năm 2021, doanh nghiệp ngành dược này ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt 9.897 tỷ đồng và 28 tỷ đồng. Như vậy, VMD đã đạt lần lượt 54% và 55% doanh thu và lợi nhuận sau thuế đề ra.

Dòng tiền từ ngân hàng

Thành công ở lĩnh vực dược phẩm, bà Loan nhanh chóng dùng VMD làm đòn bẩy để từ đó phát triển thành CTCP Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex (Vimedimex Group) với hệ sinh thái bao gồm tài chính, y dược và bất động sản.

Đặc biệt, ở lĩnh vực bất động sản, Vimedimex Group nơi bà Loan giữ vai trò chủ tịch HĐQT sở hữu thương hiệu bất động sản Vimefulland với dự án đầu tay Belleville tại ô B4 Nam Trung Yên, Yên Hòa, Cầu Giấy ra mắt vào cuối năm 2016. 

Dự án Belleville tại ô B4 Nam Trung Yên, Yên Hòa, Cầu Giấy của thương hiệu bất động sản Vimefulland. (Ảnh: Vimefulland)

Dự án Belleville tại ô B4 Nam Trung Yên, Yên Hòa, Cầu Giấy của thương hiệu bất động sản Vimefulland. (Ảnh: Vimefulland)

Sau đó, Vimefulland cho ra mắt hàng loạt dự án như Emerald Center Park tại quận Nam Từ Liêm với diện tích 1,9ha; The Eden Rose tại huyện Thanh Trì với diện tích 8ha; Iris Garden tại quận Nam Từ Liêm; The Lotus Center ở Tây Hồ… chủ yếu thuộc khu vực Tp. Hà Nội.

Bên cạnh việc triển khai các dự án thì tập đoàn này cũng mở rộng mạnh quỹ đất, chẳng hạn dự án Khu đô thị An Thịnh 6, Hoài Đức hợp tác với Tổng công ty Đầu tư nước và môi trường Việt Nam; dự án Khu đô thị Sơn Đồng quy mô 310ha cũng tại Hoài Đức; dự án Bel Air tại quận Nam Từ Liêm với diện tích 2,5ha; dự án Annecy Garden quận Hoàng Mai với diện tích 25ha; dự án The Grand Sevilla tại quận Hai Bà Trưng với diện tích 54,5ha; dự án Torre Agbar Parkview tại quận Hoàng Mai với diện tích 1,68ha, hay tổ hợp Palatium Mari Resort tại Đà Nẵng có diện tích lên tới 177,2ha...

Đáng chú ý, giai đoạn 2018-2019, CTCP Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex mua lại một phần dự án Ciputra gồm lô đất TM01, CT05, CT06 có tổng diện tích 79.629 m2. CTCP bất động sản Thanh Trì cuối năm 2019 cũng mua lại 161 căn biệt thự ở 2 lô đất BT02 và BT06 với diện tích đất 40.662,6m2 và lô đất BT05 với quy hoạch 81 căn nhà ở thấp tầng trên diện tích gần 14.000 m2 tại Ciputra.

Cũng vào giữa năm 2019, cùng thời điểm các thành viên Vimefulland nhận chuyển nhượng các lô đất thành phần trong đại dự án Ciputra, Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) chuyển nhượng dự án Cụm công nghiệp CN3 thuộc cụm công nghiệp tập trung Sóc Sơn (Hà Nội) có diện tích 78,95ha cho Vimedimex.

Vimedimex Group còn thông qua CTCP Đầu tư phát triển hạ tầng và đô thị Vĩnh Hưng làm dự án tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên dài 1,65 km để đổi lấy 60ha đất đối ứng ở ba khu vực “đất vàng” của quận Hoàng Mai theo dự án BT.

Tuy nhiên, các dự án của Vimefulland lại dính phải nhiều lùm xùm như dự án nhà phố thương mại Belleville; dự án The Eden Rose; dự án The Emerald; dự án Iris Garden; dự án The Lotus Center.

Hiện tại, Vimedimex Group đang triển khai 2 dự án là Helianthus Center Red River với diện tích gần 5ha tại Đông Anh và The Jade Orchid diện tích 6,1ha tại Bắc Từ Liêm.

Trong đó, dự án The Jade Orchid được UBND Tp. Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư hồi tháng 5/2018, được xây dựng trên trên khu đất rộng 8ha, được chia làm 2 phân khu có tổ hợp chung cư cao tầng và nhà liền kề biệt thự.

Còn Helianthus Center Red River chính là dự án liên quan đến vụ việc bà Nguyễn Thị Loan bị cơ quan điều tra đã khởi tố về tội Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản.

Khu đất đấu giá rộng gần 5 ha ở xã Cổ Dương (huyện Đông Anh) liên quan tới vụ bà Loan bị cơ quan điều tra đã khởi tố. (Ảnh: Hạ Vũ)

Khu đất đấu giá rộng gần 5 ha ở xã Cổ Dương (huyện Đông Anh) liên quan tới vụ bà Loan bị cơ quan điều tra đã khởi tố. (Ảnh: Hạ Vũ)

Về dự án Helianthus Center Red River đối tác tín dụng là một ngân hàng thương mại cổ phần top đầu hệ thống. Từ cuối năm 2017, ngân hàng này bắt đầu tài trợ vốn cho dự án The Eden Rose Thanh Trì và Athena Fulland Đại Kim cho Vimefulland.

Nửa đầu năm 2019, lô đất TM01, CT05, CT06 tại dự án Ciputra mà Vimedimex Group mua lại và 81 căn biệt thự tại lô BT05 dự án Ciputra CTCP bất động sản Thanh Trì mua lại được thế chấp tại ngân hàng. 

Cùng thời điểm đó, dự án Cụm công nghiệp CN3 thuộc cụm công nghiệp tập trung Sóc Sơn (Hà Nội) mà UDIC chuyển nhượng cho Vimedimex, ngay sau đó quyền tài sản phát sinh đã được ngân hàng nhận thế chấp.

Vào cuối tháng 8/2021, CTCP BĐS Đan Phượng - thuộc hệ sinh thái Vimedimex - cũng đã thế chấp 9 căn biệt thự tại khu BT05 và K7-BT01 tại KĐT Nam Thăng Long tại ngân hàng.

Gần đây nhất, tháng 9/2021, Dược phẩm Vimedimex cũng thế chấp tòa nhà Vimedimex tại địa chỉ 246 Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão, Q.1, Tp.HCM để vay ngân hàng này 360 tỷ đồng nhằm thanh toán các chi phí thực hiện nhập khẩu vắc-xin Hayat - Vax và Sputnik-V phòng Covid-19

Nguồn: [Link nguồn]

Những lô đất vàng Nhà nước bị Vimedimex của nữ tướng Nguyễn Thị Loan thâu tóm thế nào?

Bằng cách hợp tác với Handico 7, âm thầm mua cổ phần Nhuệ Giang, Vimedimex Group của bà Nguyễn Thị Loan đã thâu tóm thành...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Thị Thu Nga ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN