Mỗi người Mỹ gánh hơn 2 tỷ đồng nợ công

Nợ công của các chính phủ đang tiếp tục tăng tới mức khổng lồ, đặc biệt là các nước mới nổi, đẩy tổng nợ toàn cầu lên 80% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Mỗi người Mỹ gánh hơn 2 tỷ đồng nợ công - 1

Đồng hồ thông báo nợ công tại New York, Mỹ (Nguồn: CNBC)

Theo Báo cáo xếp hạng nợ chính phủ toàn cầu của Fitch đưa ra hôm thứ Tư vừa qua, nợ công toàn cầu trong năm 2018 đứng ở mức 66 nghìn tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 2007 - thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu nổ ra.

“Nợ công của nhiều chính phủ đang ở mức rất cao, điều này khiến nhiều quốc gia có vị thế kém rơi vào tình trạng bấp bênh do các điều kiện tài chính bị thắt chặt khi lãi suất toàn cầu bắt đầu tăng cao hơn”, James McCormack, người đứng đầu tổ chức đánh giá tín nhiệm Fitch, cho biết.

Sau một thập kỷ các ngân hàng trung ương toàn cầu giữ mức lãi suất thấp và giúp lãi suất của các khoản vay trở nên ít tốn kém hơn, hiện các chính sách tiền tệ của các quốc gia đang được bình thường hóa trở lại.

Chẳng hạn, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã tăng lãi suất 8 lần kể từ cuối năm 2015 và các đối tác của nước này trên khắp thế giới hiện đang chấm dứt các điều kiện nới lỏng tài chính kể từ thời điểm khủng hoảng tài chính.

Cũng theo báo cáo của Fitch, nợ công tại các quốc gia phát triển vẫn duy trì ở mức ổn định, ở mức khoảng 50 tỷ USD kể từ năm 2012.

Tuy nhiên, Mỹ lại là một ngoại lệ. Số liệu từ Bộ Tài chính Mỹ cho thấy tổng nợ công của Mỹ đã tăng từ mức 15,2 nghìn tỷ USD lên 21,9 nghìn tỷ USD vào đầu năm 2019, tương đương tăng 44%. Hiện nay mỗi người dân Mỹ, kể cả trẻ sơ sinh, phải gánh khối nợ khoảng 85.000 USD/người (khoảng 2 tỷ VND).

Trong khi đó, theo Fitch, tổng nợ công của mỗi nước Pháp, Đức, Italy, và Anh chỉ vào khoảng 2.4 – 2.7 nghìn tỷ USD vào thời điểm cuối 2018. Như vậy, nợ công của Mỹ gấp khoảng 10 lần số nợ công của các nước này cộng lại.

Ngoài ra, Fitch cho biết nợ công của các nền kinh tế mới nổi đã tăng 50% kể từ năm 2012, từ 10 nghìn tỷ USD lên mức 15 nghìn tỷ USD. Trong đó, tốc độ gia tăng nợ công mạnh nhất được ghi nhận ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, với mức tăng 104%, và ở khu vực tiểu sa mạc Sahara, với mức tăng 75%. Tuy nhiên, hai khu vực đều có dưới 1 nghìn tỷ USD nợ công mỗi khu vực.

11 quốc gia phát triển được Fitch xếp hạng tín nhiệm cao “AAA” hiện đang gánh 40% số nợ toàn cầu. Các quốc gia hạng “B” với mức tín nhiệm thấp hơn chiếm khoảng 3% khối nợ công của các chính phủ trên toàn cầu.

Nợ công của Mỹ bắt đầu tăng mạnh vào đầu thế kỷ 21. Trong hai nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống George W. Bush, nợ công của Mỹ tăng 85%, lên 10,6 nghìn tỷ USD. Tiếp đó, dưới thời lãnh đạo của Tổng thống Barack Obama, nợ công của nước này tăng 88%, lên 19,9 nghìn tỷ USD. 

Và trong hai năm cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Donald Trump, khối nợ công này tiếp tục đội thêm 10%.

Đùng một cái gánh nợ dù không vay đồng nào

Chỉ đến khi nhận được tin nhắn đòi nợ của công ty tài chính hoặc đến ngân hàng vay vốn, khách hàng mới ngã ngửa mình...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo CNBC) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN