Loạt xóm trọ “kêu cứu” vì công nhân ồ ạt bỏ về quê do dịch, phòng ốc trống rỗng

Vài tháng trở lại đây, nhiều nhà trọ xung quanh khu công nghiệp Thăng Long (xã Kim Chung, huyện Đông Anh) rơi vào cảnh không bóng người, phòng ốc bụi phủ do công nhân đã bỏ về quê trong dịch Covid-19. Đây là tình trạng chưa từng có trong 5 năm trở lại đây.

Khu vực xung quanh khu công nghiệp Thăng Long gồm thôn Bầu, thôn Hậu… phần lớn là các hộ kinh doanh phòng trọ cho công nhân lao động. Trước đây, khu vực này phủ kín các phòng lớn nhỏ trong từng ngõ ngách, giờ tan tầm, công nhân ồ ạt đổ về thậm chí gây tắc đường.

Tuy nhiên, vài tháng trở lại đây tình trạng trên đã không còn, việc kinh doanh phòng trọ gần như “đóng băng”. Các phòng từ việc phải xếp hàng giữ chỗ đến nay đã không một bóng người.

Khảo sát của phóng viên tại một số dãy trọ, số phòng trống chiếm khoảng 30-50%. Bên ngoài các dãy trọ đều ghi biển “Còn phòng cho thuê”, song nhiều tháng nay không có khách thăm hỏi.

Công nhân về quê nhiều hoặc chuyển việc hay nghỉ việc do dịch, nhiều phòng trọ vì thế cũng luôn trong trạng thái trống hoặc khóa cửa kín mít.

Công nhân về quê nhiều hoặc chuyển việc hay nghỉ việc do dịch, nhiều phòng trọ vì thế cũng luôn trong trạng thái trống hoặc khóa cửa kín mít.

Ông Phạm Văn Thịnh, chủ gia đình có 10 phòng cho thuê ở thôn Bầu (xã Kim Chung) cho biết, đợt dịch lần thứ 4 bùng phát rồi lây lan trong khu công nghiệp khiến đời sống công nhân gặp nhiều khó khăn, thu nhập giảm. Không chỉ vậy, dịch bệnh cũng khiến một lượng lớn công nhân mất việc làm, không cầm cự được, họ trả phòng trọ rồi hồi hương đợi dịch qua đi mới tính.

Chịu cảnh công nhân trả 4 phòng trong một thời gian ngắn, với giá cho thuê là 600.000-1.000.000 đồng/tháng, doanh thu nhà ông Thịnh đã giảm đến gần một nửa so với năm trước.

Theo báo cáo mới nhất của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, số công nhân lao động mất và thiếu việc làm trên địa bàn Thành phố hiện nay là 52.174 người; trong đó: Mất việc là 7.456 người, thiếu việc là 44.718 người.

Trong khung cảnh đìu hiu, chủ nhà treo bảng "cho thuê phòng" cả tháng nhưng ít người hỏi.

Trong khung cảnh đìu hiu, chủ nhà treo bảng "cho thuê phòng" cả tháng nhưng ít người hỏi.

Công nhân xa quê, chủ yếu là thu nhập thấp, dù đã rất nỗ lực nhưng hầu hết điều kiện các khu trọ này đều ở mức thấp.

Công nhân xa quê, chủ yếu là thu nhập thấp, dù đã rất nỗ lực nhưng hầu hết điều kiện các khu trọ này đều ở mức thấp.

Theo anh Nguyễn Văn Hùng (quê Bắc Giang), phòng anh thuê có giá 500.000 đồng/tháng, đây là mức giá không quá cao và được nhiều công nhân lựa chọn. Trước dịch Covid-19, dãy nhà trọ anh thuê lúc nào cũng kín. Lâu lâu mới có người trả phòng do lấy chồng, hoặc lấy vợ, chuyển sang nơi khác ở. Chưa bao giờ số lượng phòng trống nhiều như bây giờ.

Công nhân lao động chấp nhận ở trong những căn phòng 10-20 m2 gồm cả giường, bếp, tủ... Những công nhân có điều kiện thì góp chung trang bị điều hòa, tủ lạnh mini, tivi.

Thời chưa có dịch, tới bất kì một khu nhà trọ nào cũng dễ dàng bắt gặp không khí đông vui tấp nập vào ra, tiếng nói cười rộn rã của công nhân đi tăng ca về hoặc nghỉ cuối tuần... thì nay, các khu trọ đều trở nên vắng lặng, giường tủ xếp ngổn ngang.

Trải qua nhiều biến động, cả công nhân và chủ trọ đều mong muốn dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động sản xuất ổn định để đời sống quay trở về như trước đây.

Nguồn: [Link nguồn]

Hãng bao cao su lớn nhất thế giới thua lỗ vì đại dịch COVID-19

Giám đốc điều hành của Karex cho biết doanh thu của họ sụt giảm mạnh dù mọi người phải ở nhà vì các lệnh phong toả.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thanh Thúy ([Tên nguồn])
Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN