Gã khổng lồ của Nhật Bản sụp đổ, biểu tượng một thời giờ tách làm ba

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Tập đoàn Toshiba của Nhật Bản đã vạch ra kế hoạch vào ngày 12/11 vừa qua, trong đó chia tách thành ba công ty độc lập thông qua việc tách hai mảng kinh doanh cốt lõi - kinh doanh năng lượng và cơ sở hạ tầng cũng như kinh doanh thiết bị và lưu trữ.

Sau khi tách rời công ty, Toshiba (TOSYY) sẽ tiếp tục sở hữu 40,6% cổ phần trong nhà sản xuất chip nhớ Kioxia cũng như các tài sản khác. Các nguồn tin am hiểu về vấn đề này cho biết, kế hoạch - dựa trên một cuộc đánh giá chiến lược kéo dài 5 tháng được thực hiện sau một vụ bê bối quản trị công ty gây tổn hại lớn - một phần nhằm khuyến khích các cổ đông hoạt động rút lui.

Logo của tập đoàn công nghiệp Nhật Bản Toshiba trên đỉnh trụ sở chính tại Tokyo (Nguồn: CNN)

Logo của tập đoàn công nghiệp Nhật Bản Toshiba trên đỉnh trụ sở chính tại Tokyo (Nguồn: CNN)

Trong tuyên bố hôm thứ Sáu, Toshiba cho biết họ tin rằng việc chia tách công ty là con đường tốt nhất để nâng cao giá trị của cổ đông.

“Quyết định này cho phép mỗi doanh nghiệp tăng cường đáng kể sự tập trung của mình và tạo điều kiện cho việc ra quyết định nhanh chóng hơn và cơ cấu chi phí gọn gàng hơn,” tuyên bố cho biết. Toshiba hy vọng sẽ hoàn thành việc tái tổ chức vào nửa cuối năm tài chính 2023.

Uỷ ban chiến lược thuộc hội đồng quản trị của Toshiba cho biết họ đã lên kế hoạch cho các đợt thanh lý tài sản tiếp theo và nhắc đến các công ty cổ phần tư nhân có ý định mua lại các bộ phận của tập đoàn này.

Theo đó, một tập đoàn được hình thành từ năm 1875 sẽ chính thức bị chia tách. Hình thức kinh doanh lĩnh vực công nghiệp và tiêu dùng của Toshiba từng giúp họ trở thành một tập đoàn Nhật Bản tầm cỡ như GE - cổ đông lớn của công ty trước Thế chiến II, và Siemens của Đức. Trước đó, hôm thứ Ba, GE cho biết tập đoàn này cũng chia tách làm 3 bộ phận, trong khi đó Siemens dần chia nhỏ các công ty trong những năm gần đây.

Tập đoàn 146 năm tuổi mang tính biểu tượng của đất nước Nhật Bản một thời đã rơi vào vòng luẩn quẩn từ khủng hoảng này sang khủng hoảng khác kể từ vụ bê bối kế toán vào năm 2015. Hai năm sau, tập đoàn này đã đảm bảo được khoản tiền 5,4 tỷ USD từ hơn 30 nhà đầu tư nước ngoài giúp tránh bị hủy niêm yết bao gồm Elliott Management, Third Point và Farallon.

Căng thẳng giữa ban lãnh đạo Toshiba và các cổ đông ở nước ngoài đã nổ ra trên các mặt báo kể từ đó và vào tháng 6, một cuộc điều tra bùng nổ do cổ đông ủy quyền đã kết luận rằng Toshiba thông đồng với Bộ Thương mại Nhật Bản để ngăn chặn các nhà đầu tư giành được ảnh hưởng tại cuộc họp cổ đông năm ngoái.

Trước đó, vào thứ Sáu, Toshiba đã phát hành một báo cáo ủy quyền riêng cho thấy các giám đốc điều hành bao gồm cả cựu CEO của hãng đã có những hành vi trái đạo đức nhưng không trái pháp luật.

Nguồn: [Link nguồn]

Chấn động giới kinh doanh Nhật Bản, chủ tịch Toshiba bị cổ đông phế truất

Các cổ đông của Toshiba đã bỏ phiếu phế truất chủ tịch hội đồng quản trị Osamu Nagayama, trong một bước ngoặt mới...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo CNN) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN