Doanh nghiệp đề nghị định nghĩa rõ về hàng hoá thiết yếu

Sự kiện: Kinh Doanh

Làm việc với đại diện các hiệp hội doanh nghiệp, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP khẳng định, luôn lắng nghe ý kiến các doanh nghiệp để tham mưu giải quyết trên tinh thần như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói, không thể chấp nhận được “virus trì trệ”.

Sáng 15/4, trước thềm Hội nghị toàn quốc của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp sắp được tổ chức, Văn phòng Chính phủ đã có cuộc làm việc với đại diện các hiệp hội doanh nghiệp theo ngành hàng như lương thực, gỗ và lâm sản…, các hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ, châu Âu, Hàn Quốc…, lãnh đạo các doanh nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, hàng không, du lịch…

Tại buổi làm việc, các ý kiến cộng đồng doanh nghiệp đều đánh giá cao các giải pháp vừa qua của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong bối cảnh dịch bệnh. Tuy nhiên, vấn đề các doanh nghiệp băn khoăn hiện nay là khi hết dịch, các chính sách sẽ thế nào cho phù hợp?

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu và Hội đồng Kinh doanh ASEAN- Hoa Kỳ cũng đánh giá cao các nỗ lực từ phía Chính phủ Việt Nam trong việc kịp thời xử lý các vướng mắc trong thời gian thực hiện cách ly xã hội vừa qua, như việc một số địa phương hủy quy định ngăn các phương tiện chuyên chở hàng hóa hay yêu cầu phải có giấy đi đường…

Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng cho rằng cần có hướng dẫn cụ thể, thống nhất hơn trong trường hợp dịch bệnh kéo dài, tiếp tục thực hiện giãn cách, cách ly xã hội. Chẳng hạn như cần định nghĩa rõ thế nào là hàng hóa thiết yếu. Các doanh nghiệp cho rằng hàng hóa thiết yếu không chỉ là thành phẩm mà còn bao gồm cả các nguyên liệu đầu vào sản xuất ra thành phẩm đó. Hoặc, điện thoại di động có phải mặt hàng thiết yếu trong bối cảnh xã hội đẩy mạnh các hoạt động trực tuyến hay không?

Theo ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, dịch bệnh như hiện nay là chưa có tiền lệ, do đó, nhiều giải pháp ứng phó cũng là chưa có tiền lệ, nên việc các địa phương nếu có cách hiểu khác nhau cũng là bình thường. Vấn đề là phải theo dõi, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.

“VPCP rất sát sao, liên tục theo dõi công luận, các ý kiến phản hồi để trả lời, giải thích, tham mưu xử lý. Mục tiêu là làm sao để chính sách đi vào cuộc sống. Như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói, không thể chấp nhận được “con virus trì trệ””, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh. VPCP sẽ tổng hợp đầy đủ, phản ánh trung thực, đề xuất xử lý cụ thể với các kiến nghị và tiếp tục theo dõi việc thực hiện các chính sách trong thời gian tới.

Nguồn: [Link nguồn]

Doanh thu của “ông lớn” nước mắm tăng vọt giữa “bão” Covid-19

Thị trường tiếp nối đà tiến lên với sắc xanh lan tỏa ở nhóm bluechips với những tên tuổi lớn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Văn Kiên ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN