Cận cảnh Nhà máy nước mặt sông Hồng gần 3.700 tỷ 'vỡ' tiến độ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Dự án Nhà máy nước mặt sông Hồng được xây dựng tại xã Liên Hồng (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội) có tổng diện tích hơn 21 ha, với số vốn đầu tư gần 3.700 tỷ đồng. Sau 7 năm thi công, nay khối lượng công việc mới hoàn thành được khoảng 90%.

Dự án Nhà máy nước mặt sông Hồng được xây dựng tại xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng với diện tích 21,1 ha, được TP Hà Nội chấp thuận đầu tư vào tháng 10/2015.

Dự án Nhà máy nước mặt sông Hồng được xây dựng tại xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng với diện tích 21,1 ha, được TP Hà Nội chấp thuận đầu tư vào tháng 10/2015.

Dự án được đầu tư với số vốn gần 3.700 tỷ đồng, công suất thiết kế giai đoạn một là 300.000 m3/ngày đêm.

Dự án được đầu tư với số vốn gần 3.700 tỷ đồng, công suất thiết kế giai đoạn một là 300.000 m3/ngày đêm.

Giai đoạn hai, nhà máy có thể hoạt động với công suất 450.000 m3/ngày đêm, đảm bảo cung cấp nước cho khu vực phía Nam sông Hồng bao gồm: Đô thị trung tâm Hà Nội (các quận nội thành) và các khu vực chưa có hệ thống cấp nước thuộc phía Tây đường vành đai 3, phía Bắc đường quốc lộ 32 (thuộc quận Bắc Từ Liêm, huyện Đan Phượng).

Giai đoạn hai, nhà máy có thể hoạt động với công suất 450.000 m3/ngày đêm, đảm bảo cung cấp nước cho khu vực phía Nam sông Hồng bao gồm: Đô thị trung tâm Hà Nội (các quận nội thành) và các khu vực chưa có hệ thống cấp nước thuộc phía Tây đường vành đai 3, phía Bắc đường quốc lộ 32 (thuộc quận Bắc Từ Liêm, huyện Đan Phượng).

Đây là một trong các nhà máy nằm trong điều chỉnh Quy hoạch cấp nước thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, bên cạnh Nhà máy nước mặt sông Đuống và các nhà máy nước Thăng Long, Cáo Đỉnh, Yên Phụ, Lương Yên, Nam Dư, Gia Lâm, Tiến Thịnh.

Đây là một trong các nhà máy nằm trong điều chỉnh Quy hoạch cấp nước thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, bên cạnh Nhà máy nước mặt sông Đuống và các nhà máy nước Thăng Long, Cáo Đỉnh, Yên Phụ, Lương Yên, Nam Dư, Gia Lâm, Tiến Thịnh.

Công trình dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 vào giữa năm 2020, tuy nhiên đến nay dự án vẫn còn ngổn ngang, chậm tiến độ.

Công trình dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 vào giữa năm 2020, tuy nhiên đến nay dự án vẫn còn ngổn ngang, chậm tiến độ.

Nguyên nhân chậm trễ được lý giải là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nguồn vật liệu xây dựng nhập khẩu từ nước ngoài bị gián đoạn đã khiến công trình này bị chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra ban đầu.

Nguyên nhân chậm trễ được lý giải là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nguồn vật liệu xây dựng nhập khẩu từ nước ngoài bị gián đoạn đã khiến công trình này bị chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra ban đầu.

Hiện tại dự án mới chỉ đạt tiến độ khoảng 90% khối lượng công việc đề ra.

Hiện tại dự án mới chỉ đạt tiến độ khoảng 90% khối lượng công việc đề ra.

Hiện tại khó khăn nhất của dự án là hạng mục xây dựng đường ống nước đi ngầm dưới lòng đất qua địa bàn xã Liên Hồng.

Hiện tại khó khăn nhất của dự án là hạng mục xây dựng đường ống nước đi ngầm dưới lòng đất qua địa bàn xã Liên Hồng.

Hầu hết người dân nơi đây chưa đồng thuận cho đơn vị thuê đất để thực hiện công việc thi công.

Hầu hết người dân nơi đây chưa đồng thuận cho đơn vị thuê đất để thực hiện công việc thi công.

Chủ đầu tư đang phối hợp với chính quyền địa phương để giải quyết sớm vướng mắc này, giải phóng mặt bằng và lắp đặt hệ thống đường ống trong thời gian nhanh nhất.

Chủ đầu tư đang phối hợp với chính quyền địa phương để giải quyết sớm vướng mắc này, giải phóng mặt bằng và lắp đặt hệ thống đường ống trong thời gian nhanh nhất.

Toàn cảnh dự án nhìn từ trên cao.

Toàn cảnh dự án nhìn từ trên cao.

Nguồn: [Link nguồn]

Cận cảnh dự án nghìn tỷ liên quan đến Trịnh Xuân Thanh vừa bị ”khai tử”

Bên trong khu đất dự án Nam Đàn Plaza tại phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm) vừa bị Hà Nội "khai tử" được tận dụng làm nhà lán, kho xưởng. Liên quan đến dự án...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Trọng Tài ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN