“Bắt” loại cây quen thuộc ra quả nghịch vụ, 8x Thanh Hoá thu về 2 tỷ đồng/năm

Từ một kỹ sư xây dựng công trình, có việc làm ổn định ở thành phố, anh Tâm quyết định về quê, bỏ tấm bằng Đại học sang một bên và bắt tay vào làm nông nghiệp, thu về 2 tỷ đồng/năm.

Trước khi về quê làm nông nghiệp, anh Đỗ Đồng Tâm (SN 1988), trú tại xã Ngọc Trung, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hoá) cho biết, mình đã từng tốt nghiệp Đại học Xây dựng.

Sau thời gian làm ở Hà Nội, anh Tâm về Thanh Hoá làm cho một doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng và chung vốn mở công ty riêng, có mức thu nhập ổn định. Tuy nhiên, anh lại quyết định về quê làm nông nghiệp khiến gia đình bất ngờ.

“Bố mẹ tôi phản đối nhiều nhất vì tôi đang có công việc ổn định, đúng chuyên ngành đào tạo lại về quê. Nhưng thật sự tôi không thích công việc xây dựng một chút nào cả, chỉ thích về quê”, anh Tâm bày tỏ.

Vườn nhãn 500 gốc của gia đình anh Tâm. (Ảnh: NVCC).

Vườn nhãn 500 gốc của gia đình anh Tâm. (Ảnh: NVCC).

Về quê, anh lại thấy vườn nhãn 500 gốc được trồng từ cách đây 18 năm của gia đình cho sản lượng không cao, giá bán thấp, năm được năm mất.

“Ở quê làm nông nghiệp theo cách truyền thống, không áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả không cao. Nếu chính vụ, chỗ nào cũng có nhãn, mùa hè lại nóng nực và nhiều loại hoa quả nên giá rất rẻ, chỉ được 10-15 nghìn đồng/kg là cao”, anh Tâm nói.

Với trăn trở làm sao cho vườn nhãn nhà mình ra hoa đậu quả sớm hơn để bán được giá cao hơn, anh bỏ thời gian và công sức, tiền bạc để đi lang thang đến các vùng trồng nhãn khắp các tỉnh như Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Đắk Nông, Lâm Đồng học hỏi kinh nghiệm.

Anh Tâm đi khắp các vùng để nghiên cứu thực tế cách cho nhãn ra hoa, đậu quả trái vụ rồi áp dụng vào vườn nhãn của gia đình.

Anh Tâm đi khắp các vùng để nghiên cứu thực tế cách cho nhãn ra hoa, đậu quả trái vụ rồi áp dụng vào vườn nhãn của gia đình.

Theo anh Tâm, mỗi vùng một khí hậu, mỗi giống nhãn lại có thời gian ra hoa đậu quả khác nhau nên đi đến từng vườn, anh lại ghi chép, sàng lọc những kinh nghiệm tốt nhất để về nhà áp dụng cho phù hợp.

Trải qua những ngày tháng khó khăn do chưa am hiểu đặc tính của từng giống nhãn và quá trình sinh trưởng của cây anh đã gặp vô số thất bại.

Tuy nhiên, không chịu nản lòng, anh tiếp tục nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, quan sát kỹ quá trình sinh trưởng của cây, xem dự báo thời tiết dài hạn để áp dụng kỹ thuật một cách hợp lý nhất.

Nhãn nhà anh Tâm ra quả trái vụ bán được giá cao gấp 3-4 lần chính vụ.

Nhãn nhà anh Tâm ra quả trái vụ bán được giá cao gấp 3-4 lần chính vụ.

Năm 2020, anh bắt đầu tác động kỹ thuật lên vườn nhãn 500 gốc của gia đình bằng cách chọn thời điểm cho cây ra hoa sớm sau đó dùng phân bón ức chế quá trình sinh trưởng của cây để cây ra hoa theo ý muốn của mình.

Thành công vỡ oà vào vụ nhãn năm 2021 thành công ngoài mong đợt khi hàng chục tấn nhãn ra hoa, đậu quả và chín sớm hơn chính vụ khoảng 2 đến 4 tháng, nhãn thu hoạch đến đâu được bán hết đến đó, thậm chí không có hàng để bán.

Nhãn thu hoạch đến đâu bán hết đến đó, thậm chí có mùa không có đủ bán.

Nhãn thu hoạch đến đâu bán hết đến đó, thậm chí có mùa không có đủ bán.

“Thông thường, nhãn chính vụ sẽ vào khoảng tháng 9-10 hàng năm nhưng tôi áp dụng kỹ thuật cho cây ra hoa, đậu quả sớm nên tháng 5 nhà tôi đã có nhãn chín để bán. Nhãn chín đến đâu bán hết đến đó với giá cao gấp 4-5 lần nhãn chính vụ. Cao nhất là năm 2022, giá nhãn bán tại vườn là 55 nghìn đồng/kg”, anh Tâm phân tích.

Nắm bắt được kỹ thuật cho nhãn ra hoa nghịch vụ để bán được giá cao, anh Tâm đã liên kết với 12 hộ trồng nhãn trong vùng để thành lập hợp tác xã, chuyển giao công nghệ, cung cấp cây giống và bao tiêu sản phẩm, giúp nâng cao giá trị của nông sản địa phương.

Anh Tâm (áo trắng) thu về 2 tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng nhãn trái vụ.

Anh Tâm (áo trắng) thu về 2 tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng nhãn trái vụ.

Đến nay, sau 6 năm về quê khởi nghiệp với nông nghiệp, mỗi năm, vườn nhãn của gia đình anh Tâm cho thu hoạch từ 60-65 tấn quả, giá bán từ 30-45 nghìn đồng/kg, tuỳ vụ. Trừ chi phí, mỗi năm anh Tâm thu về khoảng 2 tỷ đồng.

Ngoài khiến nhãn ra hoa nghịch vụ, anh Tâm còn trồng 5 vạn gốc dứa mật MD2, dự kiến thời gian tới sẽ cho thu hoạch khoảng trên 80 tấn quả.

Mô hình trồng dứa mật của anh Tâm dự kiến sẽ cho thu hoạch khoảng 80 tấn.

Mô hình trồng dứa mật của anh Tâm dự kiến sẽ cho thu hoạch khoảng 80 tấn.

 Đồng thời, anh cũng trồng hơn 100 gốc mít ruột đỏ PT79 Indonesia cho ra trái nghịch vụ, bán với giá trên 25 nghìn đồng/kg và khảo nghiệm một số loại cây trồng mới, nâng cao năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm, phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng và địa phương nói chung.

Nguồn: [Link nguồn]

“Đang đi dạy học thì tôi quyết định từ bỏ công việc đã gắn bó 10 năm của mình để về quê làm nông nghiệp. Từ đầu đến chân lúc nào cũng đen sì, quần áo thì lem luốc nhưng vì đam mê mà tôi mặc kệ”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Khởi nghiệp với số vốn nhỏ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN