Video: Mãn nhãn Giáng Long Thập Bát Chưởng

Sự kiện: Video phim võ thuật

Trong tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung, một chiêu võ thuộc hàng thượng thặng là Giáng Long Thập Bát Chưởng, môn võ gắn liền với các nhân vật anh hùng như Hồng Thất Công, Quách Tĩnh, Tiểu Phong...

Giáng Long Thập Bát Chưởng được mô tả trong hai tiểu thuyết kiếm hiệp chính của nhà văn Kim Dung như Thiên Long bát bộ Xạ điêu tam bộ khúc (gồm Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ Ỷ thiên Đồ long ký). 

Giáng long thập bát chưởng hay thường quen gọi là Hàng Long Thập Bát Chưởng, nghĩa là mười tám thế chưởng pháp hàng phục rồng, tên một loại tuyệt kỹ võ công xuất hiện trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Đây là môn võ chí dương, chỉ phù hợp với nam giới, mà phải là người chính trực và kiêu dũng.

Video: Mãn nhãn Giáng Long Thập Bát Chưởng - 1

Hồng Thất Công với tuyệt chiêu Kháng Long Hữu Hối, một trong 18 chiêu thức của Hàng Long Thập Bát Chưởng.

Xem Hồng Thất Công thi triển Kháng Long Hữu Hối (phiên bản Hồ Ca 2008) và Hàng Long Thập Bát Chưởng (phiên bản Lý Á Bằng 2003).

Trong tác phẩm Kim Dung, chỉ có ba người sử dụng được Giáng Long Thập Bát Chưởng là Hồng Thất Công, Quách Tĩnh và Tiêu Phong.

Môn võ này ban đầu là Hàng Long Nhị Thập Bát Chưởng, sau khi được Tiêu Phong chỉnh sửa mới trở thành Hàng Long Thập Bát Chưởng, truyền đến đời Hồng lão bang chủ. Ngoài Tiêu Phong, Hồng Thất Công, Quách Tĩnh còn một số người nữa cũng học được bộ chưởng pháp này như Gia Luật Tề, Sử Hoả Long, Tống Thanh Thư.. nhưng thiếu mất cái khí khái anh hùng, tấm lòng hào hiệp nên không ai đạt được thành tựu cao.

Với Anh hùng xạ điêu, Hàng Long Thập Bát Chưởng đã vang danh thiên hạ từ lâu, song đến đời Hồng Thất Công, bang chủ thứ 18 của Cái Bang thì nó mới thật sự uy trấn giang hồ. Hồng Thất Công nhờ vào Đả cẩu bỗng pháp và Hàng Long Thập Bát Chưởng  mà tung hoành thiên hạ. Trong hai lần luận kiếm ở Hoa sơn, hai môn tuyệt kĩ trấn bang này đã đưa Cửu chỉ thần cái vào ngôi vị của một trong Võ lâm ngũ bá, trấn giữ phương Bắc: Bắc cái Hồng Thất Công.

Khi Quách Tĩnh võ công còn non nớt, chỉ dùng một chiêu Kháng Long Hữu Hối cũng đủ sánh ngang với Lương Tử Ông.

Video: Mãn nhãn Giáng Long Thập Bát Chưởng - 2

Quách Tĩnh dùng Hàng Long Thập Bát Chưởng đấu với Cửu Âm Chân Kinh của Chu Chỉ Nhược.

Quách Tĩnh thi triển Hàng Long Thập Bát Chưởng (phiên bản Lý Á Bằng 2003).

Đến đời Quách Tĩnh, Hàng Long Thập Bát Chưởng đã bắt đầu được biết đến phổ biến. Quách Tĩnh là đệ tử của Hồng Thất Công, được truyền lại toàn bộ Hàng Long Thập Bát Chưởng, sau này trở thành vị anh hùng cái thế, thường được gọi là Quách đại hiệp.

Tuy nhiên, trong ba số nhân vật tiêu biểu trên có thể sử dụng được Hàng Long Thập Bát Chưởng, có lẽ nhân vật Tiêu Phong trong Thiên long bát bộ đã làm cho môn võ này đi vào huyền thoại, một nhân tài kiệt xuất của Cái Bang.

Tiêu Phong đã phát huy được môn Hàng Long Thập Bát Chưởng đến chỗ “bách xích can đầu”, như môn Độc Cô Cửu Kiếm của Lệnh Hồ Xung. Với tấm lòng hào hiệp, chính nghĩa, không chịu khuất phục cường địch, Tiêu Phong cùng với Hàng Long Thập Bát Chưởng  là nỗi khiếp sợ của tà môn ngoại đạo.

Khi ở Tụ Hiền Trang, Tiêu Phong dùng Hàng Long Thập Bát Chưởng  trấn áp toàn bộ cao thủ hai phe chính tà, khiến người xem càng thêm phấn khích. Phải khi tới chùa Thiếu Lâm, môn chưởng pháp này mới thực sự xứng danh "Phi long tại thiên” trong lòng người hâm mộ.

Video: Mãn nhãn Giáng Long Thập Bát Chưởng - 3

Tiêu Phong sử dụng tuyệt chiêu Hàng Long Thập Bát Chưởng (phiên bản Hồ Quân 2003).

Tổng hợp cảnh Tiêu Phong tung Hàng Long Thập Bát Chưởng  (phiên bản Hồ Quân 2003).

Học được Hàng Long Thập Bát Chưởng  đều là những người có thiên bẩm về võ học, rồi tự mình khổ luyện, không hề có cơ duyên ăn dị vật hay kỳ hoa, dị thảo… Người luyện Hàng Long Thập Bát Chưởng  cũng hào sảng như bản thân môn võ đó, chỉ dựa vào chính nổ lực của bản thân mình, đúng như tinh thần “quân tự tự cường bất túc”.

Video: Mãn nhãn Giáng Long Thập Bát Chưởng - 4

Tiêu Phong tung chiêu pháp Hàng Long Thập Bát Chưởng (Phiên bản Huỳnh Nhật Hoa 1997).

Video: Mãn nhãn Giáng Long Thập Bát Chưởng - 5

Hình ảnh Tiêu Phong của Huỳnh Nhật Hoa sử dụng Hàng Long Thập Bát Chưởng thành công đến nỗi được chuyển thể thành game trực tuyến.

Thế nhưng trong toàn bộ tác phẩm của Kim Dung, chưa bao giờ ông liệt ra đầy đủ 18 chiêu võ cương mãnh kinh người đó. Người đọc chỉ biết được một vài chiêu quen thuộc thường được các nhân vật sử dụng như Kháng Long Hữu Hối, Thần Long Bài Vĩ… Hầu hết tên các chiêu đều lấy ý từ một quẻ (chủ yếu là quẻ Kiền) trong kinh Dịch. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Long Hy ([Tên nguồn])
Video phim võ thuật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN