"Tim đập chân run" vào nơi học chỉ có người và rắn
Những đứa trẻ được học về cách dụ rắn và tìm hiểu mọi thứ về loài vật này cho tới khi thuần thục.
Tại Ấn Độ, trẻ em của bộ lạc Vadi có thể ngồi cạnh rắn độc mà không hề tỏ ra sợ hãi. Khi nhìn những hình ảnh như vậy, không ít người thót tim. Tuy nhiên, để có được điều đó là một quá trình lâu dài và không nên bắt chước làm theo.
Bộ lạc Vadi ở Ấn Độ bắt đầu giới thiệu cho các trẻ em về rắn từ năm hai tuổi. Các trẻ em của bộ lạc này sẽ được trải qua một quá trình đào tạo kéo dài 10 năm cho đến khi có thể dụ được các con rắn. Tập tục dụ rắn và thuần dưỡng chúng đã được bộ lạc Vadi áp dụng từ lâu đời.
Trong khi cánh nam giới sẽ dùng một cây sáo để thu hút rắn, những người phụ nữ sẽ chăm sóc cho chúng và xử lý khi không có chồng hoặc anh em trai ở nhà.
"Việc huấn luyện sẽ bắt đầu từ 2 tuổi, sau đó trẻ em được dạy cách dụ rắn cho đến khi chúng có thể đảm nhận vai trò này trong bộ lạc", ông Babanath Mithunath Madari, 60 tuổi, người huấn luyện nói
Theo ông Babanath, tới năm 12 tuổi, những đứa trẻ của bộ lạc sẽ được học mọi thứ mà chúng cần biết về loài rắn. Sau đó, bọn trẻ sẽ tiếp tục truyền thống dụ rắn của bộ lạc Vadi kéo dài hơn 1000 năm qua.
Bộ tộc Vadi sống du mục ở phía Nam bang Gujarat, Ấn Độ. Những người dân trong bộ tộc luôn tự hào vè sự gắn bó giữa con người với loài rắn. Các gia đình Vadi không sống ở đâu lâu hơn 6 tháng và thường xuyên thay đổi chỗ ở. "Ban đêm, khi chúng tôi ngồi quây quần trong túp lều trên sa mạc, các thầy dạy dụ rắn sẽ giải thích cho con cháu về những câu chuyện truyền thuyết liên quan đến rắn thần Naga”, ông Babanath nói.
Ông Babanath cho hay, những người có kinh nghiệm sẽ giải thích cho các em nhỏ về việc chỉ mất 7 tháng để dụ rắn ra khỏi môi trường sống tự nhiên. Lúc đó, người dụ rắn và rắn phải làm việc cùng nhau. Nếu để thời gian kéo dài hơn, rắn có thể tấn công lại con người.
Theo đó, các con rắn hổ mang được ăn một loại hỗn hợp thảo dược vô hiệu hóa chất độc của con rắn. "Chúng tôi không cắt răng nanh ra khỏi miệng rắn vì điều đó là tàn nhẫn. Chúng tôi không làm hại rắn, vì nó giống như con cháu", người huấn luyện này nói.
Từ năm 1991, việc dụ rắn là bất hợp pháp. Bộ lạc Vadi đã chịu áp lực lớn từ cơ quan chức năng. "Cảnh sát thường xuyên truy tìm chúng tôi và lấy các con rắn khi chúng tôi đi ngang qua", ông Babanath chia sẻ.
Ngoài ra, nhiều người dân sống ở các ngôi làng còn đuổi các cư dân của bộ lạc Vadi vì tập tục kỳ lạ này vì sợ hãi tập tục đáng sợ và nguy hiểm này. Tất nhiên, không ai nên học theo cách dụ rắn nguy hiểm này kẻo có ngày mất mạng.
Từ còn bé, nhiều em nhỏ đã được tham gia các lớp đào tạo người mẫu. Ngoài việc học kỹ năng trình diễn,...