Thẩm định sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 có gì mới so với bộ sách lớp 1?

Sự kiện: Giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thêm các kênh lấy ý kiến góp ý cho bộ sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 để tránh “sạn” như bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 (bộ Cánh Diều) bị dư luận phản ánh.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, hiện công tác thẩm định sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông mới đã được thực hiện xong vòng 1. Các tác giả cũng đã chỉnh sửa và Hội đồng đã bắt đầu thu sách để chuẩn bị triển khai thẩm định vòng 2.

“Lần này, Bộ GD&ĐT yêu cầu các thành viên Hội đồng thẩm định tập trung vào việc trao đổi và tăng cường thảo luận, thậm chí có thể tranh luận giữa các tác giả với Hội đồng thẩm định”, ông Thành cho hay.

Thẩm định sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 có gì mới so với bộ sách lớp 1? - 1

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, Bộ GD&ĐT cũng cho biết, Bộ này đang lên phương án mở rộng nhóm những người góp ý bản mẫu sách giáo khoa.

“Bộ cũng tính đến việc đăng lên mạng bản thảo sách giáo khoa để xin ý kiến góp ý đa chiều từ giáo viên, cán bộ quản lý, nhà khoa học và người dân. Trên cơ sở phản hồi nhận được, Bộ sẽ nghiên cứu và đề ra giải pháp phù hợp”, ông Độ nói.

Dự kiến việc trưng cầu ý kiến được thực hiện trên cổng thông tin của Bộ GD&ĐT tương tự như quy trình lấy ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật với hi vọng tránh được những điều đáng tiếc xảy ra.

Tuy nhiên, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cũng lo ngại khi hiện có thực tế là đa số các giáo viên ngại nói ra những điều họ suy nghĩ, đặc biệt là những ý kiến mang tính phản biện.

Do vậy, để huy động được đội ngũ này Bộ GD&ĐT phải động viên được đội ngũ thầy cô giáo tham gia phản biện, trường hợp các giáo viên vẫn ngại ngần thì cần có công văn yêu cầu các thầy cô giáo góp ý thẳng thắn về nội dung của các bộ sách.

Trên cơ sở các ý kiến phản ánh, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu để kịp thời đề ra các giải pháp bổ sung trong quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện.

Có ý kiến cho rằng, ngoài việc huy động ý kiến từ các chuyên gia, nhà khoa học, giáo viên, việc xây dựng nội dung sách giáo khoa lớp 2 cần có sự liên kết với bộ sách giáo khoa lớp 1.

Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, sẽ thực hiện ba điều chỉnh quan trọng trong công tác thẩm định sách giáo khoa. Cụ thể:

Thứ nhất, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực nghiệm SGK. Trước đây, các nhà xuất bản phối hợp với tác giả chủ động tổ chức việc thực nghiệm thì tới đây sẽ có sự tham gia chỉ đạo, phối hợp của Bộ GD&ĐT.

Thứ hai, trước khi gửi lên Bộ GD& ĐT để thẩm định, các nhà xuất bản phải tổ chức thẩm định sơ bộ tại đơn vị để đánh giá, rà soát chất lượng SGK nhằm nâng cao chất lượng bản mẫu.

Thứ ba, Bộ sẽ mở rộng thêm đối tượng góp ý cho bản mẫu SGK, có thể bằng cách đăng mạng bản PDF bản mẫu SGK để xin ý kiến góp ý, nắm bắt thông tin trên diện rộng, đa chiều từ giáo viên, cán bộ quản lý, các nhà khoa học và người dân.

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ GDĐT yêu cầu báo cáo nội dung dư luận phản ánh về sách giáo khoa lớp 1

Tối 11/10, Bộ GDĐT có công văn gửi Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 về việc rà soát,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN