Quan Vũ "Tam quốc" ngoài đời cao 2m: Diễn viên thủ vai không được làm điều này trong 10 ngày

Chiều cao của các anh hùng Tam Quốc như Quan Vũ, Lã Bố hay Triệu Vân cũng "ngang ngửa" với các siêu mẫu ngày nay.

Giữa các anh hùng hào kiệt của "Tam quốc diễn nghĩa", Quan Vũ hay còn gọi là Quan Vân Trường là một trong những nhân vật được yêu thích nhất bởi tính cách hào hiệp, trượng nghĩa, kiên cường và lòng trung thành tuyệt đối. Chân dung ngoài đời thực của vị danh tướng này khiến hậu thế tò mò.

Diện mạo đời thực của danh tướng Quan Vũ

Trong văn học và điện ảnh, Quan Vũ được miêu tả với chiều cao 9 thước, mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày ngài, râu dài 2 thước, tướng mạo phi thường, oai phong lẫm liệt. Trong đó, mắt phượng mày ngài được cho là hình tượng người hiếm gặp trên đời. Người tướng mắt phượng là người có uy quyền, mày ngài tựa sương khói vần vũ, oai phong lấn át người khác. Bên cạnh đó, Quan Vũ còn có hơn 48 thế, được làm chẵn với tên gọi Quan Công tứ bát đồ.

Tạo hình Quan Vân Trường của Chân Tử Đan trong phim.

Tạo hình Quan Vân Trường của Chân Tử Đan trong phim.

Dù triều đại nhà Hán được phân chia thành Tây Hán và Đông Hán, quy chuẩn đo lường có đôi chút khác biệt. Tại Lạc Dương, các nhà sử học đã tìm thấy vật dụng chuyên dùng đo chiều dài của thợ mộc và thợ kim hoàn thời Hán là "thước" có chiều dài tương đương 23,04cm. Dựa vào phát hiện khảo cổ, họ có thể ước lượng được chiều cao ngoài đời thực của các nhân vật thời Tam Quốc. 

Theo đó, chiều cao thực tế của Quan Vũ phải vào khoảng 2,07m. Bên cạnh đó, chỉ có Quan Vũ và Lã Bố mới sử dụng được con ngựa Xích Thố, bởi vậy chiều cao của Lã Bố cũng xấp xỉ 2m. Tương tự, Triệu Vân và Trương Phi có chiều cao 8 thước tương đương 1,8m. Còn Tào Tháo được miêu tả với thân hình 7 thước  tương ứng với 1,66m ngày nay.

Chiều cao thực tế của Quan Vũ khoảng 2,07m.

Chiều cao thực tế của Quan Vũ khoảng 2,07m.

Với một dân tộc có tính cách trọng hình thức như Trung Quốc, chiều cao của các tướng lĩnh rất quan trọng. Thế nhưng, chính phẩm chất và năng lực phi thường mới khiến danh tiếng của họ lưu danh muôn thuở. Một người như Quan Vũ có thể được coi là "tài mạo song toàn" hiếm thấy.

Tạo hình nhân vật Quan Vũ trên sân khấu

Quan Vũ là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á. Hình tượng của ông đã được khắc họa trong tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung. Sau này, nhân vật danh tướng này còn được xây dựng trong các tác phẩm nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng và phim ảnh. Tuy nhiên, để có được tạo hình của ông trên sân khấu, điện ảnh lại là chuyện không hề đơn giản.

Vai diễn Quan Công không hề đơn giản đối với các diễn viên.

Vai diễn Quan Công không hề đơn giản đối với các diễn viên.

Trước đây, hình tượng Quan Công trong sân khấu kịch ở Trung Quốc từng quy định khá nghiêm ngặt. Diễn viên trước khi thủ vai Quan Công phải ăn chay, giữ giới và xông hương tắm gội trong 10 ngày. Trước khi lên sân khấu, diễn viên còn phải thắp hương cúi đầu cầu khấn trước tượng Quan Đế, sau đó giết gà làm lễ cúng.

Ngoài ra, diễn viên còn phải đính một tờ giấy vàng có hình Quan Công phía trước ngực hoặc trên mũ khôi đầu. Sau khi hoàn thành vai diễn, họ dùng giấy này xoa lên mặt và đem đi hóa trước tượng Quan Đế với ý nghĩa cảm ơn ông đã phù hộ màn biểu diễn thành công. Thời phong kiến, mỗi khi có vở kịch liên quan đến Quan Vũ, trước khi nhân vật này xuất hiện, tất cả vua, hoàng hậu và các phi tần đều phải đứng dậy khỏi ghế, tiến vài bước sau đó mới được phép quay trở lại ngồi xem kịch.

Ngày nay, những diễn viên đóng vai Quan Vũ cũng phải tuân thủ không ít quy định cấm như: sau khi hóa trang không được phép cười lớn, không có hành vi gian ác. Ngay cả những diễn viên khác khi nhìn thấy người đóng Quan Vũ cũng không được phép có những hành động lỗ mãng, thất kính.

Vai diễn Quan Công kinh điển trên màn ảnh

Trong các tác phẩm điện ảnh và truyền hình, nhiều diễn viên Hoa ngữ đã hóa thân thành nhân vật Quan Công như Chân Tử Đan, Vương Anh Quyền, Dương Phàm, Trương Sơn... . Tuy nhiên, Lục Thụ Minh được đánh giá là cái tên để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong lòng khán giả khi vào vai vị tướng oai phong lẫm liệt này.

Video: Cảnh Quan Vũ chém Nhan Lương, lập công trả ơn Tào Tháo trong "Tam Quốc diễn nghĩa" (1994).

Với vai diễn Quan Vũ trong "Tam Quốc diễn nghĩa" (1994), Lục Thụ Minh được gắn với biệt danh "Quan công sống”. Nhiều khán giả yêu mến Lục Thụ Minh đến mức từng có thời gian đã lấy ảnh trong phim của ông để thay ảnh thờ Quan Vũ trong nhà.

Theo nguyên tác của La Quán Trung, Quan Vũ được miêu tả cao 9 thước (khoảng 2,07m), mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày ngài, râu dài 2 thước, tướng mạo phi thường, oai phong lẫm liệt. Ngoài đời, Lục Thụ Minh sở hữu chiều cao 1,86m với cân nặng 94kg, ngoại hình khá tương đồng với nhân vật lịch sử. Với lối diễn xuất tinh tế, ông đã thể hiện thành công từ biểu cảm gương mặt, ngữ điệu giọng nói cho tới sự uy phong của Quan Vũ.

 Phiên bản Quan Công của Lục Thụ Minh gây ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.

 Phiên bản Quan Công của Lục Thụ Minh gây ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.

Sau khi "Tam Quốc diễn nghĩa" phát sóng năm 1994, Lục Thụ Minh nổi tiếng khắp Trung Quốc, được truyền thông và khán giả ca ngợi làm "sống dậy" Quan Vũ một thời. Ngay cả nam diễn viên Bào Quốc An, người đóng Tào Tháo cũng nhận xét Lục Thụ Minh tuy không qua trường lớp đào tạo nhưng hiếm ai có nét diễn chất phác, xây dựng nhân vật sinh động và chân thành như vậy.

Lục Thụ Minh từng chia sẻ, vai diễn Quan Vũ là vinh hạnh lớn với ông và cả dòng họ. "Tôi như được tưới mát, sống dậy nhờ vai diễn này. Bộ phim là sức mạnh, mở con đường mới cho tôi. Tôi không bao giờ quên được cảm giác thiêng liêng đó", ông nói.

Hoa Đà phẫu thuật cạo xương mà Quan Vũ (Lục Thụ Minh) vẫn thản nhiên ngồi đánh cờ.

Hoa Đà phẫu thuật cạo xương mà Quan Vũ (Lục Thụ Minh) vẫn thản nhiên ngồi đánh cờ.

Trong thời gian đóng Tam quốc, Lục Thụ Minh nhiều lần phải chịu đau đớn khi hóa thân nhân vật lịch sử. Ông phải dùng khăn quấn chặt đầu, tạo cho mắt thật xếch đúng với hình tượng Quan Vũ trong nguyên tác văn học. Hàng ngày việc hóa trang phải lặp lại nhiều lần khiến da mặt ông chảy máu và mưng mủ. Bên cạnh đó, Lục Thụ Minh từng bị 6 lần ngã ngựa, nặng nhất là trong cảnh quay kết nghĩa vườn đào. Cú ngã khiến ông phải nhập viện. Sự cống hiến hết mình vì nghệ thuật của ông nhận được sự khâm phục của khán giả.

Nguồn: [Link nguồn]

Sao ”Tam Quốc Diễn Nghĩa”: Đóng phim 40 năm chưa mua nổi nhà, tuổi 82 vẫn phải làm việc này

Từng nổi tiếng với nhiều vai diễn kinh điển trên màn ảnh nhưng hiện tại nam diễn viên vẫn có cuộc sống hạnh phúc, không màng danh lợi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt Lương ([Tên nguồn])
Diễn viên Tam Quốc Diễn Nghĩa 1994 giờ ra sao? Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN