2 cao thủ văn võ thần bí của thời Tam Quốc, sư phụ Triệu Vân có thể đánh bại cả Lữ Bố

Thời kì Tam Quốc còn tồn tại những cao thủ văn võ giấu mình mà nhiều người không biết tới

Tư Mã Huy

Tư Mã Huy vốn không quyền không thế, chỉ là một người đọc sách bình thường, nhưng ông lại là hậu duệ của Ân vương. Ông là một kỳ tài thời Đông Hán Hoàn Đế. Tư Mã Huy từng rất muốn báo ơn quốc gia, nhưng nhìn thấy Hoàng đế đam mê tửu sắc, đại thần tranh quyền đoạt vị, nên mới từ bỏ ý định làm quan, trở về Kinh Châu mở một lớp học. Mục đích không chỉ là truyền thụ tư tưởng trị quốc và tài năng của bản thân, mà còn để đào tạo một thế hệ kiệt xuất mới có thể giải cứu triều đại Đông Hán.

2 cao thủ văn võ thần bí của thời Tam Quốc, sư phụ Triệu Vân có thể đánh bại cả Lữ Bố - 1

Lứa học trò xuất sắc của ông với nhiều tên tuổi như: Ngọa Long Gia Cát Lượng và Phượng Sồ Bàng Thống, Từ Thứ, Thôi Châu Bình hay Thạch Quảng Nguyên. Từ Thứ chính là người giúp Lưu Bị có những chiến thắng và giành được địa bàn đầu tiên trong sự nghiệp.

Từ Thứ sau vì bất đắc dĩ mà đầu quân cho Tào Tháo, tuy không giúp Tào đánh Lưu Bị nhưng là người đào tạo ra thiếu niên thiên tài Tào Sung. Sau khi Tào Sung chết yểu, Từ Thứ trở thành một thành viên của quân Tây Lương.

2 cao thủ văn võ thần bí của thời Tam Quốc, sư phụ Triệu Vân có thể đánh bại cả Lữ Bố - 2

Tư Mã Huy đã nhìn ra được tương lai vương triều nhà Hán sụp đổ, cho dù Lưu Bị có cố gắng thế nào thì kết cục chắc chắn vẫn là thất bại. Tuy rằng Khổng Minh có tài, nhưng cố thay đổi lịch sử là làm trái với ý trời. Người xưa chú trọng vào việc thuận theo tự nhiên, một khi làm trái ý trời ắt sẽ rước phải tai hoạ.

Dù không xuống núi nhưng Tư Mã Huy đã sớm nhìn thấu huyền cơ, đây cũng là một trong số những nguyên nhân khiến ông không phò tá Lưu Bị.

Nhiều người cho rằng Tư Mã Huy chính là "kẻ đứng sau thao túng" Tam Quốc, tất cả đều nằm trong ván cờ của ông. Dù chỉ là câu nói đùa nhưng chứng tỏ Tư Mã Huy mới là cao nhân chân chính.

Đổng Uyên

Nhân vật còn lại là Thương pháp đại sư Đổng Uyên, từ trẻ ông đã bắt đầu ngao du giang hồ hành hiệp trượng nghĩa. Ghi chép lịch sử về Đồng Uyên không nhiều, vì vậy khá nhiều người còn lạ lẫm với cái tên này. Đồng Uyên là một danh gia võ thuật, trong Tam Quốc có danh hiệu "Đệ nhất thương vương".

2 cao thủ văn võ thần bí của thời Tam Quốc, sư phụ Triệu Vân có thể đánh bại cả Lữ Bố - 3

Có lần Đổng Uyên đến Tịnh Châu, nhìn thấy quân Hung Nô cướp bóc dân Hán, ông đơn thương độc mã xông vào giữa đại quân Hung Nô, giết thủ lĩnh của chúng. Những tướng lĩnh khác thấy vậy liền xông lên tấn công Đổng Uyên nhưng bị ông lấy mạng từng tên một, khiến quân Hung Nô hoảng sợ tháo chạy. Cũng sau sự kiện này, Đổng Uyên nghĩ rằng sức lực con người có hạn, cần thêm nhiều người như ông mới đủ để bảo vệ bá tánh. Ông quyết đi tìm những đứa trẻ có tư chất thiên phú và truyền dạy cho chúng tinh hoa võ nghệ cả đời của ông.

Ba đệ tử của ông đều là những nhân vật giỏi, có tiếng trong Tam Quốc. Đứng đầu trong đó là Triệu Vân. Triệu Vân trong thời Tam Quốc, giá trị võ lực của ông cũng chỉ kém hơn Lữ Bố. Năm ấy, ông 7 lần ra vào doanh trại quân Tào cứu A Đẩu rồi trong chớp mắt lại giết 56 chiến tướng trong doanh trại quân Tào cũng khiến Tào Tháo nể phục.

2 cao thủ văn võ thần bí của thời Tam Quốc, sư phụ Triệu Vân có thể đánh bại cả Lữ Bố - 4

Ông còn có thêm đệ tử khác là Bắc Địa thương vương Trương Tú. Trương Tú trở về quê nhà Tây Lương gia nhập quân đội báo quốc. Và một đệ tử nữa là Trương Nhậm. 

Chiến tích của những người này trong Tam Quốc cũng đều được xếp hạng bậc nhất. Người xưa có câu: "Sư xuất cao đồ, thầy giỏi ắt có trò tài". Ba người đệ tử của Đổng Uyên đều thiện chiến như thế, nếu như ông giao đấu với Lữ Bố, chắc chắn sẽ giành phần thắng cao.

Nguồn: [Link nguồn]

Tam Quốc diễn nghĩa: Vì sao mặt Quan Vũ lúc nào cũng ”đỏ phừng phừng”?

Tương truyền, Quan Vũ vốn có nước da trắng trẻo, khôi ngô chứ không đỏ rực. Dung mạo của ông chỉ biến đổi sau một lần chạy trốn sự truy sát.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thùy Trang (Tổng hợp từ Sina, Sohu) ([Tên nguồn])
Tam Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN