Hé lộ dung mạo thật "gây sốc" của vị vua trẻ tuổi nhất Ai Cập cổ đại trên màn ảnh

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên1 2 3 4 56

Nhiều cư dân mạng không khỏi kinh ngạc trước dung mạo ngoài đời thực của vị vua trẻ tuổi nhất của Ai Cập cổ đại.

Trong những bộ phim điện ảnh, các pharaoh Ai Cập thường được khắc họa có vóc dáng săn chắc, dung mạo tuấn tú. Tuy nhiên, trên thực tế, ngoại hình của các vị vua Ai Cập không hoàn mỹ như nhiều người tưởng.

Hình tượng vị vua Ai Cập trẻ tuổi nhất trong phim

Vua Tutankhamun (vua Tut) là một vị pharaoh Ai Cập cổ đại và là người quan trọng nhất trong lịch sử Ai Cập cai trị vào khoảng năm 1332 – 1323 TCN. Ông lên ngôi khi 10 tuổi và qua đời trước sinh nhật lần thứ 20 của mình.

Dung mạo tuấn tú của vị vua trẻ tuổi nhất trong phim "Hoàng đế Ai Cập".

Dung mạo tuấn tú của vị vua trẻ tuổi nhất trong phim "Hoàng đế Ai Cập".

Đặc biệt, có lẽ khán giả Việt Nam ít người biết đến vua Tut, nhưng nếu là một người yêu mến vị hoàng đế đẹp trai và trẻ tuổi nhất của Ai Cập cổ đại Tutankhamun thì không thể bỏ qua bộ phim truyền hình có tên “Hoàng đế Ai Cập”. Trong phim, vị vua này được xem là mỹ nam với gương mặt tuấn tú, thân hình lực lưỡng, thậm chí có cơ bụng 6 múi.

Bộ phim có sự góp mặt của những diễn viên tên tuổi như Ben Kingsley (Hugo, Shutter Island) hay Avan Jogia (Twisted, Rags, Finding Hope Now) đã khác khắc họa chân thật cuộc đời của Tut và khán giả sẽ dễ dàng choáng ngợp bởi những thước quay cực kì hoành tráng.

Dung mạo vị vua Ai Cập ngoài đời thực

Các nhà khoa học đã vào cuộc tìm hiểu và giải mã về dung mạo thực sự của vua Tutankhamun. Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra đa số các pharaoh Ai Cập không hề đẹp mà thậm chí còn xấu.

Vua Tutankhamun là một trong những vị Pharaoh nổi tiếng nhất Ai Cập thời cổ đại.

Vua Tutankhamun là một trong những vị Pharaoh nổi tiếng nhất Ai Cập thời cổ đại.

Năm 2005, một nghiên cứu chỉ ra rằng, trước khi qua đời vua Tutankhamun đã bị gãy chân và nhiễm trùng do vết thương không được xử lý triệt để. Theo một giả thuyết, vua Tut đã gặp chấn thương ở chân do bị ngã ngựa trong một chuyến đi săn.

Thêm vào đó, các nhà khoa học đã tiến hành xét nghiệm DNA của xác ướp vào năm 2010 và phát hiện ra vị hoàng đế này mắc bệnh sốt rét. Căn bệnh này có thể là nguyên nhân làm trầm trọng thêm vết thương bị nhiễm trùng ở chân hoặc khiến ông bị ngã ngựa. Người ta còn đưa ra giả thuyết rằng, một con hà mã đã cắn hoàng đế khiến ông qua đời khi còn rất trẻ.

Theo các nhà nghiên cứu, Vua Tutankhamun sở hữu một chân khoèo, hàm răng hô rõ thấy và vòng hông như con gái.

Theo các nhà nghiên cứu, Vua Tutankhamun sở hữu một chân khoèo, hàm răng hô rõ thấy và vòng hông như con gái.

Nhờ nghiên cứu kỹ lưỡng và chụp cắt lớp vi tính của xác ướp của các nhà khoa học vào năm 2005, thế giới đã có thể nhìn thấy sự xuất hiện tái tạo của vị vua này.

Kết quả cuộc "mổ tử thi ảo", vốn được thực hiện nhờ sử dụng hơn 2.000 ảnh chụp cắt lớp thi thể vua Tutankhamun, cho thấy, vị pharaoh này sở hữu một chân khoèo, hàm răng hô rõ thấy và vòng hông như con gái. Dựa vào khám phá này, bức hình phục dựng 3D cho bộ phim tài liệu “Tutankhamun: The Truth Uncovered" của hãng thông tấn BBC có thể tiết lộ thêm những chi tiết mới về cái chết của vị pharaoh Ai Cập trẻ tuổi, khi mới 20 tuổi.

Chiếc mặt nạ vàng biểu thị cho quyền lực đã che giấu khuôn mặt thật, xấu xí của vua Tut.

Chiếc mặt nạ vàng biểu thị cho quyền lực đã che giấu khuôn mặt thật, xấu xí của vua Tut.

Theo Ashraf Selim, một chuyên gia X-quang người Ai Cập, vua Tut đã mắc chứng Kohler hay bệnh chết xương trong giai đoạn thanh thiếu niên. Căn bệnh chắc chắn đã khiến ông vô cùng đau đớn. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu tìm thấy khoảng 130 cây gậy chống trong hầm mộ chứa đầy báu vật của vua Tut, dường như ủng hộ giả thuyết rằng, khi còn sống vị Pharaoh trẻ tuổi này phải chống gậy.

Năm 2010, các nhà nghiên cứu thực hiện phân tích ADN xác ướp này và cho ra kết quả rất sốc. Họ tin rằng, vị vua trẻ vĩ đại của Ai Cập được sinh ra do mối quan hệ loạn luân (cùng huyết thống) giữa Pharaoh Akhenaten với một trong số những người chị em gái của ông. Kết hôn cận huyết là một trong những truyền thống của hoàng gia Ai Cập cổ đại. Vào thời kỳ đó, người ta cho rằng, họ là con cháu của các vị thần và kết hôn với những thành viên trong gia đình là cách để duy trì dòng máu tinh khiết, không bị pha tạp.

Căn phòng chứa châu báu trong mộ vua Tut.

Căn phòng chứa châu báu trong mộ vua Tut.

Những bức tượng khắc họa các vị vua và các chức sắc khác miêu tả những người cao lớn, trang nghiêm và có ngoại hình đẹp. Tuy nhiên, trên thực tế cuộc sống vương giả của Pharaoh khiến các ông hoàng Ai Cập có chế độ ăn uống nhiều thực phẩm bổ dưỡng. Điều này khiến họ dễ bị béo phì nên không hề có thân hình chuẩn giống như trong phim ảnh.

Là thành viên nam cuối cùng trong gia đình mình, cái chết của vua Tut cũng đặt dấu chấm hết cho vương triều thứ 18 và có thể là vĩ đại nhất trong các hoàng tộc Ai Cập, mở đường cho sự thống trị của các nhà cầm quyền quân đội.

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên1 2 3 4 56

Nguồn: [Link nguồn]

Bí mật về mùi hương quyến rũ nam giới của nàng công chúa được vua Càn Long sủng ái nhất

Nhiều người tò mò về truyền thuyết mùi hương toả ra từ khắp cơ thể của nàng công chúa Hàm Hương, quyến rũ lòng người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt Lương (Tổng hợp từ BBC và Discovery)) ([Tên nguồn])
Những điều vô lý trên phim ảnh nhưng ai nấy đều tin sái cổ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN