Vải thiều đầu mùa: Hà Nội rớt giá, Sài Gòn "cao vút"

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Năm nay sức mua giảm mạnh khiến giá vải đầu mùa tại Hà Nội giảm một nửa so với năm ngoái, ngược lại, giá vải thiều ở TP.HCM lại khá chát.

Những ngày giữa tháng 5, vải đầu mùa đã bắt đầu xuất hiện nhiều trên các sạp hàng bán hoa quả của các tiểu thương. Tại một số chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội, hiện vải chín sớm có giá từ 45.000 - 50.000 đồng/kg. Tại chợ đầu mối hoa quả Long Biên (quận Ba Đình), loại vải rẻ nhất được các tiểu thương nhập buôn là 25.000 - 27.000 đồng/kg, loại ngon ít sâu đầu giá từ 30.000 - 35.000 đồng/kg. Trong khi đó, tại một số siêu thị vải thiều được bày bán với giá từ 52.000 - 54.000 đồng/kg.

Còn tại một cửa hàng thực phẩm sạch, vải thiều đang có giá tới 60.000 đồng/kg. Sở dĩ có sự chênh lệch giá cả này là do vải thiều ở các cửa hàng thực phẩm sạch trên thị trường hiện nay chủ yếu được tuyển chọn từ các nhà vườn trồng theo tiêu chuẩn VietGap, chất lượng ngon và thời gian bảo quản lâu hơn, nên giá cao so với vải đang bán trên thị trường.

Vải thiều đầu mùa: Hà Nội rớt giá, Sài Gòn "cao vút" - 1

Chị Trịnh Thị Mai ở Yên Xá, Hà Nội, hai tuần nay bắt đầu bán vải u hồng Đăk Lăk. Chị cho biết trên Vietnamnet, đây là loại vải đầu mùa chị nhập từ Tây Nguyên về bán cho khách sành ăn.

"Những năm trước, nhiều người đặt mua vải u hồng này lắm. Mỗi ngày, mình bán cả tạ dù giá lên tới cả 100.000 đồng/kg khi ra tới Hà Nội. Nhưng năm nay, sức mua giảm mạnh dù giá vải giảm chỉ còn 50.000 đồng/kg. Trong khi mức giá này năm ngoái, khách chỉ mua được những trái rời, không cành, không lá thôi", chị Mai nói.

Tiểu thương này chia sẻ, sức mua năm nay chậm hơn năm ngoái vì dịch COVID-19, người tiêu dùng chi tiêu tiết kiệm hơn. Mỗi ngày chị chỉ bán được khoảng 10-20 kg vải.

Một quầy hàng bán trái cây tại chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) bán vải thiều đầu mùa với giá 60.000-75.000 đồng/kg. Ảnh: Zingnews

Một quầy hàng bán trái cây tại chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) bán vải thiều đầu mùa với giá 60.000-75.000 đồng/kg. Ảnh: Zingnews

Ở TP.HCM, tại một số chợ, quầy hàng hoa quả, vải thiều Bắc Giang, Hải Dương đầu mùa đã được bày bán với giá khá cao dao động khoảng 60.000-80.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá vải u hồng loại 1 là 75.000-80.000 đồng/kg, giá vải lai 60.000-70.000 đồng/kg. Số lượng vải đầu mùa tại chợ chưa nhiều, các tiểu thương đều giới thiệu đây là vải thiều miền Bắc hoặc vải thiều Hà Nội.

Bà Tư, kinh doanh trái cây tại chợ Xóm Chiếu (quận 4) cho biết trên Zing, vải thiều bán tại chợ hiện nay đều là vải lai, vải u hồng, vải u trứng trồng ở các tỉnh miền Bắc như Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh… Đây là vải chín sớm hơn so với vải chính vụ từ 10 - 20 ngày nên có giá khá đắt.

Theo bà, vải đầu vụ rất ít, không có nhiều hàng để nhập, mỗi đợt bà chỉ nhập được khoảng 15-20 kg. "Giá bán hôm nay đã giảm 5.000-10.000 đồng so với vài ngày trước. Khoảng 1, 2 tuần nữa, vải chín nhiều giá cũng sẽ rẻ hơn", bà nói.

Vải thiều đầu mùa: Hà Nội rớt giá, Sài Gòn "cao vút" - 3

Thực tế cho thấy, mùa thu hoạch vải thiều dự kiến từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 6, trong khi dịch COVID-19 đang bùng phát, vấn đề thị trường tiêu thụ mặt hàng này đang được ngành công thương quan tâm giải quyết.

Đại diện Sở Công Thương Bắc Giang thông tin, năm nay, toàn tỉnh Bắc Giang có 28.000 ha vải thiều, sản lượng ước đạt 180.000 tấn. Do tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, để bảo đảm cho người dân tiêu thụ vải thiều thuận lợi, hạn chế thấp nhất thiệt hại, đơn vị đã xây dựng 2 phương án hỗ trợ người dân sản xuất, chế biến và tiêu thụ vải thiều. Trong tình huống dịch bệnh diễn biến phức tạp, không thể xuất khẩu, sẽ đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa thông qua chợ đầu mối, siêu thị hoặc sấy khô, bảo quản lạnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Đào mỏ quạ màu đỏ lạ tràn về chợ Việt: ”100% hàng Trung Quốc”

Chị Nga - một tiểu thương bán hàng tại chợ Văn La, Hà Đông, Hà Nội cho biết, loại đào mỏ quạ có màu lạ vỏ đậm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lily ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN