Khan hiếm thịt lợn, học tập ngay nước này cách nhập thịt lợn kiểu mới

Dịch tả lợn châu Phi đã làm giảm nhập khẩu lợn từ Trung Quốc đại lục sang Hong Kong, khiến giá cả tại đây tăng vọt. Tìm nguồn cung cấp thịt lợn đông lạnh từ một đất nước xa hơn, giống như Singapore, có thể là đáp án cho vấn đề này.

Khi Trung Quốc đại lục đình chỉ việc vận chuyển tất cả lợn sống đến Hong Kong sau khi thành phố xác nhận trường hợp đầu tiên xuất hiện tả lợn châu Phi, hàng nghìn người tiêu dùng Hong Kong đã đổ xô vào các chợ thực phẩm sống của thành phố.

Thịt lợn là một trong những món ăn chính trong chế độ ăn của người Hong Kong (Nguồn: SCMP)

Thịt lợn là một trong những món ăn chính trong chế độ ăn của người Hong Kong (Nguồn: SCMP)

Thịt lợn là một món ăn chính trong chế độ ăn của người Hong Kong, từ bánh bao đến súp Quảng Đông. Và để đáp ứng nhu cầu, thành phố này đã nhập khẩu khoảng 4.000 con lợn sống từ đại lục mỗi ngày để bổ sung cho lượng cung từ khoảng 500 nông dân địa phương. Tuy nhiên, kể từ khi Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu thịt lợn vào tháng 5, con số đó đã giảm mạnh chỉ còn khoảng 1.300 con vào tháng 12.

Sự khan hiếm này đã khiến giá thịt lợn tăng vọt lên tới 159 đô la Hong Kong (471.000 VND) mỗi kg (tăng từ 75,7 đô la Hong Kong – 225.000 VND mỗi kg), khiến nhiều quầy hàng ăn chuyên buôn bán thịt lợn phải đóng cửa. Trong khi đó, mỗi người Hong Kong vốn tiêu thụ trung bình 664 g thịt lợn và thịt bò mỗi ngày, đang phải cắt giảm lượng thịt trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

Chuyên gia an ninh lương thực Paul Teng từ Đại học Công nghệ Nanyang cho biết, thật kỳ lạ khi Hong Kong đang tìm đến Đông Nam Á để giảm bớt tình trạng thiếu thịt lợn vì khu vực này có xu hướng tiêu thụ những gì chính họ sản xuất và có ít thặng dư cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, khu vực này còn đang gặp phải vấn đề với căn bệnh dịch tả lợn châu Phi. Đông Nam Á có hai nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất là Việt Nam và Philippines, nhưng cả hai cũng đều chịu khủng hoảng do dịch bệnh này.

Tuy nhiên, Hong Kong có thể học hỏi từ Singapore, mặc dù quốc đảo này chỉ nhập khẩu khoảng 126.000 tấn thịt lợn mỗi năm - khoảng một phần tư số lượng nhu cầu của Hong Kong.

Nhập thịt lợn đông lạnh có thể là giải pháp đối phó với tình trạng khan hiếm hiện nay (Nguồn: SCMP)

Nhập thịt lợn đông lạnh có thể là giải pháp đối phó với tình trạng khan hiếm hiện nay (Nguồn: SCMP)

Lò mổ lợn tại Singapore xử lý khoảng 1.000 con lợn sống mỗi ngày. Lợn sống được đưa tới lò mổ và kiểm tra tổng thể tình trạng cân nặng, kích thước và màu da. Lợn đạt tiêu chuẩn được gắn nhãn hiệu màu hồng, giết mổ và bán dưới dạng thịt lợn ướp lạnh. Đây là giải pháp mà Bộ Nông nghiệp, Ngư nghiệp và Bảo tồn Hong Kong cân nhắc để áp dụng cho thị trường quê nhà.

Năm 2008, Singapore đã phát động một chương trình giáo dục công cộng khuyến khích người tiêu dùng mua thịt đông lạnh để giảm sự phụ thuộc vào thịt sống. Chiến dịch này được ghi nhận với việc tăng tiêu thụ thịt lợn đông lạnh từ 57.600 tấn trong năm 2008 lên 71.900 tấn trong năm 2012. Kể từ đó, giá thịt lợn đã ổn định đáng kể ở Singapore.

Các chuyên gia nói rằng Hong Kong cũng có thể khuyến khích người tiêu dùng sử dụng thịt lợn đông lạnh, từ đó giảm sự phụ thuộc của thành phố vào việc nhập khẩu lợn sống. Năm 2002, thịt lợn đông lạnh chiếm 46% lượng thịt lợn nhập khẩu của Hong Kong, lợn sống chiếm 51%.

Tuy nhiên, chi phí nhập khẩu lợn từ các thị trường ở xa vẫn là vấn đề cho Hong Kong. Nếu muốn học theo Singapore, Hong Kong sẽ phải cân đối nhiều về vấn đề chi phí nhập khẩu để giá thịt lợn không quá leo thang.

Nguồn: [Link nguồn]

Giá thịt lợn đã ở mức cao kỷ lục trong 10 năm qua

Giá thịt lợn vẫn tiếp tục leo thang trong những ngày qua dù các bộ, ngành liên quan liên tục có họp bàn giải pháp “hạ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Nguyễn (Theo SCMP) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN