Cá hồi Sa Pa rớt giá chưa từng có, người nuôi lao đao vì không có nơi tiêu thụ

Ảnh hưởng của dịch Covid-19, hàng loạt nhà hàng, khách sạn khắp các khu du lịch phải ngừng hoạt động do không có khách khiến cho các trang trại nuôi cá hồi Sa Pa điêu đứng, không có nơi tiêu thụ.

Có khoảng 13 tấn cá hồi Sa Pa đến kỳ thu hoạch nhưng không có người thu mua, chị Nguyễn Huệ -Trại cá hồi Chu Phìn (Xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) xót xa: “Nhà tôi có 23 bể nuôi cá hồi, mỗi bể khoảng 1,3 tấn cá, riêng tiền thức ăn nuôi cá mỗi tháng mất khoảng 300 triệu, giờ cá đến lứa bán thì không xuất đi đâu được, không biết bán cho ai mà để lại thì không có tiền mua thức ăn cho cá”.

Hiện tại trại cá hồi Chu Phìn đang tồn khoảng 13 tấn cá không có ai mua.

Hiện tại trại cá hồi Chu Phìn đang tồn khoảng 13 tấn cá không có ai mua.

Theo chị Huệ, trước đây, cá hồi Sa Pa không đủ cung cấp cho thị trường trong nước. Cá hồi nuôi được khoảng 1kg-1,5kg là mang bán vì vừa đĩa, vừa suất ăn của nhà hàng. Nếu để cá to quá sẽ khó bán, nuôi cũng tốn thức ăn. “Thức ăn cho cá hồi phải nhập từ Na Uy và Hà Lan nên rất đắt. Giờ dịch bệnh thế này nguồn thức ăn cũng không có nhiều. Rồi nuôi lại, nhỡ thiên tai, lũ lụt thì mất trắng, mà bán rẻ cũng không ai mua”, chị Huệ chán nản.

Từ ra Tết đến nay, chị Huệ kêu gọi bạn bè ở khắp nơi đăng bài giải cứu nhưng mới bán được khoảng 1 tấn. “Mọi người đăng bài bán lẻ, được bao nhiêu tôi lại bắt cá rồi bảo quản vào thùng xốp gửi đi các tỉnh. Ngày nhiều thì được 1 tạ, còn không chỉ được vài con, biết bao giờ mới bán hết. Vì không còn tiền để mua thức ăn nên tôi phải bán lẻ và bán rẻ với giá 180.000đ/kg nếu mua đầu tạ. Với giá này, mỗi kg cá hồi tôi lỗ khoảng 30.000 đồng, nhưng người mua cũng ít lắm, xe khách giờ cũng ít chạy nên muốn gửi hàng đi các tỉnh hay miền Nam cũng khó”, chị Huệ nói.

Để tiêu thụ cá hồi Sa Pa, người nuôi phải tự tìm đầu ra bằng cách bán lẻ hoặc kêu gọi giải cứu trên chợ mạng.

Để tiêu thụ cá hồi Sa Pa, người nuôi phải tự tìm đầu ra bằng cách bán lẻ hoặc kêu gọi giải cứu trên chợ mạng.

Cũng nuôi cá hồi Sa Pa, chị Loan (trú tại xã Ngũ Chỉ Sơn, huyện Sa Pa) cho biết hiện nay người dân phải tự tìm đầu ra cho cá hồi bằng cách bán lẻ với giá thấp chưa từng có. “Trước đây, người nuôi cá hồi chưa bao giờ phải bán lẻ như thế này. Thương lái họ đến từng hộ nuôi, thu mua với số lượng lớn với giá từ 240.000-250.000 đồng/kg. Thế nhưng, từ ra Tết, tình hình dịch bệnh phức tạp khiến cho người nuôi cá hồi lao đao do vì không có khách mua”, chị Loan chia sẻ.

Cá hồi được đánh bắt rồi bảo quản bằng thùng xốp chuyển đi khắp các tỉnh.

Cá hồi được đánh bắt rồi bảo quản bằng thùng xốp chuyển đi khắp các tỉnh.

Để tiêu thụ cá hồi, chị Loan phải đăng bài bán với số lượng nhỏ lẻ chỉ mong hòa vốn. “Nhà tôi nuôi 8 bể to và 2 bể nhỏ với sản lượng khoảng trên 10 tấn cá hồi. Ra Tết thì vẫn túc tắc bán được với giá 200.000 đồng/kg nhưng từ đầu tháng 3 trở lại đây không ai mua. Thậm chí những bà con dân tộc nuôi nhỏ lẻ vài tạ rao bán có 150.000đ-160.000 đồng/kg mà còn không ai mua, bây giờ không biết phải làm sao nữa”, chị Loan than thở.

Các bể nuôi chứa hàng tấn cá được đặt ở gần đầu nguồn của những con suối vì môi trường của cá hồi cần dòng nước chảy.

Các bể nuôi chứa hàng tấn cá được đặt ở gần đầu nguồn của những con suối vì môi trường của cá hồi cần dòng nước chảy.

Theo thống kê của UBND xã Ngũ Chỉ Sơn, hiện trên địa bàn xã có khoảng 70 cơ sở nuôi cá nước lạnh của các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân tập trung tại các thôn Cán Hồ B, Phìn Hồ, Kim Ngan... Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các nhà hàng, khách sạn trên khắp cả nước vắng khách du lịch nên lượng cá hồi tiêu thụ giảm mạnh.

Nhiều năm qua, các cơ sở nuôi cá nước lạnh Sa Pa phần lớn phục vụ nhu cầu khách du lịch, giá bán cũng tương đối cao nên thị trường bình dân khó tiếp cận.Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, giá đã xuống thấp, với thương hiệu đã được xây dựng nếu có kênh tiêu thụ tại các đô thị trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận có thể giải quyết phần nào khó khăn cho người dân.

                                                                            

Nguồn: [Link nguồn]

Xót xa cảnh nông dân đổ cả tấn cà rốt, rau tươi... như rác vì Covid-19

Những mớ rau tươi ngon bị đổ bỏ do không ai mua khiến người bán chán nản và cư dân mạng xót xa.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Khánh An ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN