Tết của 6 nền văn hóa lớn trên thế giới

Sự kiện: Du lịch Châu Á

Sự khởi đầu của một thập kỷ mới đã đến và mọi người đều đang hân hoan chào đón một năm mới. Tuy nhiên, không phải nơi nào trên thế giới cũng đón Tết vào cùng một thời điểm.

Năm mới sẽ đến vào nhiều thời điểm khác nhau tùy thuộc vào nơi bạn sống, tôn giáo và phong tục từng địa phương. Hãy cùng khám phá những nền văn hóa lớn trên thế giới ăn mừng năm mới 2020 khác biệt nhau như thế nào.

Năm mới vào ngày 1/1/2020 theo lịch dương 

Tết của 6 nền văn hóa lớn trên thế giới - 1

Năm mới chúng ta quen thuộc nhất theo dương lịch là ngày 1/1. Kể từ thời Julius Casear, tháng 1 đã là dấu ấn của năm mới. Trong thời hiện đại, lễ kỷ niệm thường bắt đầu vào đêm giao thừa, ngày 31/12 với bạn bè, gia đình và các bữa tiệc với nhiều quy mô khác nhau.

Tết của 6 nền văn hóa lớn trên thế giới - 2

Mỗi năm, hơn một triệu người hướng đến Quảng trường Thời đại của Thành phố New York để xem màn thả bóng mang tính biểu tượng. Màn thả bóng đã là một truyền thống từ năm 1907, đã được thiết kế và xây dựng lại nhiều lần trong những năm qua.

 Tết Nguyên đán bắt đầu từ ngày 25/1/2020 

Tết của 6 nền văn hóa lớn trên thế giới - 3

Ngày chính xác của Tết Nguyên đán thay đổi hằng năm và không phụ thuộc vào lịch dương. Có rất nhiều dân tộc ở châu Á ăn mừng Tết Nguyên đán và ăn theo cách riêng của mỗi nơi.

Tết của 6 nền văn hóa lớn trên thế giới - 4

Pháo hoa được thắp sáng để xua đuổi tà ma từ năm trước, nhường chỗ cho năm mới. Những phong bao lì xì đỏ chứa đầy tiền được trao cho trẻ em, bạn bè và gia đình. Theo phong cách truyền thống những chiếc phong bao này phần lớn có màu đỏ, nhưng chúng cũng có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau với những lời chúc tốt đẹp khác nhau hoặc in con giáp của mỗi năm

Songkran, năm mới của Thái Lan, bắt đầu vào ngày 13/4/2020 

Tết của 6 nền văn hóa lớn trên thế giới - 5

Các món ăn năm mới khác nhau tùy theo khu vực ở Thái Lan, nhưng các món ăn phổ biến là khao chae (gạo ngâm trong nước có mùi hoa thường được ăn với nhiều món ăn phụ), gà với cà ri xanh, krayasat (một món tráng miệng làm từ đậu phộng, đường mía, gạo nếp, hạt vừng và dừa), pad thai (một món mì xào phổ biến), khanom tom (bánh bao bột gạo luộc với nhân nước cốt dừa, phủ dừa vụn) và kanom krok (cơm dừa bánh xèo). Songkran được tổ chức với một lễ hội té nước nơi mọi người vẩy nước vào nhau ở nhà hoặc trên đường phố.

Tết của 6 nền văn hóa lớn trên thế giới - 6

Súng nước thường được sử dụng, bao gồm cả những khách du lịch tham gia lễ hội trong thời gian họ ở Thái Lan. Nước mang ý nghĩa rửa sạch cái xấu từ năm trước khi bạn chuyển sang năm mới.

Muharram, năm mới của đạo Hồi, bắt đầu vào ngày 21/8/2020 

Tết của 6 nền văn hóa lớn trên thế giới - 7

Muharram đánh dấu tháng đầu tiên của lịch Hồi giáo. Nó thường được coi là tháng linh thiêng thứ 2 sau lễ Ramaḍān diễn ra vào tháng 4. Truyền thống và phong tục cho năm mới Hồi giáo khác nhau đối với người Hồi giáo Shia và Sunni, hai giáo phái chính của Hồi giáo.

Tết của 6 nền văn hóa lớn trên thế giới - 8

Phần lớn mọi người sẽ ăn mừng ngày lễ bằng cách tham dự các buổi cầu nguyện trong nhà thờ Hồi giáo của họ và dành thời gian cho gia đình, và tập trung vào sự tự suy nghĩ, tưởng nhớ và lòng biết ơn.

Rosh Hashanah, năm mới của người Do Thái, bắt đầu vào tối ngày 18/9/2020

Tết của 6 nền văn hóa lớn trên thế giới - 9

Rosh Hashanah được tổ chức vào ngày đầu tiên và thứ 2 trong tháng âm lịch của người Do Thái Tishrei, ngày lễ của người Do Thái theo lịch âm. Một loại thực phẩm mang tính biểu tượng được ăn vào ngày lễ như thể hiện mong muốn cho năm mới. Hạt lựu, có rất nhiều bên trong một quả chín, được ăn với ý định có một năm chứa nhiều việc tốt.

Tết của 6 nền văn hóa lớn trên thế giới - 10

Táo nhúng mật ong đại diện cho một năm mới ngọt ngào là một món ăn Rosh Hashanah cổ điển. Trước khi ăn táo nhúng mật ong, một lời cầu nguyện ngắn được đọc: "Chúa sẽ cho chúng ta một năm tốt đẹp và ngọt ngào."

Diwali, năm mới của Ấn Độ giáo, diễn ra vào ngày 14/11/2020 

Tết của 6 nền văn hóa lớn trên thế giới - 11

Ngày này thay đổi hằng năm dựa trên lịch của Ấn Độ giáo, nhưng thông thường là vào giữa tháng 10 tới giữa tháng 11. Nó diễn ra vào đêm tối nhất gọi là "amāsvasya", khi mặt trăng không nhìn thấy được trên bầu trời. Tùy thuộc vào khu vực ở Ấn Độ, mọi người có các phong tục và nghi lễ khác nhau, và các vị thần khác nhau mà họ cầu nguyện.

Tết của 6 nền văn hóa lớn trên thế giới - 12

Mọi nhà sẽ tự làm là những chiếc đèn nhỏ chứa đầy đất nung được đặt ở mọi góc nhà, để không cho bóng tối lọt vào. Mọi người cũng thắp sáng ngôi nhà của họ bằng đèn dây, khiến cả khu phố sáng rực rỡ và lung linh.

Nguồn: [Link nguồn]

Những vụ nổ núi lửa khiến du lịch mạo hiểm càng trở nên nguy hiểm

Cái chết của ít nhất 5 khách du lịch trong vụ phun trào núi lửa ở New Zealand đã đặt ra câu hỏi về việc liệu các công...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hàn Ly (Theo insider) ([Tên nguồn])
Du lịch Châu Á Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN