Lễ cúng ông Công ông Táo có gì khác nhau ở 3 miền Tổ quốc?

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Mặc dù đều cúng Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp, người dân 3 miền Bắc - Trung - Nam lại có những phong tục khác nhau.

Miền Bắc

Người miền Bắc quan niệm trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các Táo về Thiên đình. Vì thế, lễ cúng ông Công ông Táo thường diễn ra khá sớm, từ ngày 20 tới trước 12 giờ trưa ngày 23. Mâm cúng thường có các món ăn truyền thống như xôi, gà, giò, nem, canh măng...

Lễ cúng ông Công ông Táo có gì khác nhau ở 3 miền Tổ quốc? - 1

Ngoài ra, các gia đình cũng thường cúng cá chép để làm phương tiện cho các Táo. Cá chép có thể làm bằng giấy để đốt sau khi làm lễ, hoặc cá chép sống để phóng sinh, điều này còn thể hiện tấm lòng thiện lương của gia chủ.

Vàng mã cúng trong ngày ông Công ông Táo phải có 3 chiếc mũ ông Công (2 mũ ông, 1 mũ bà), cùng nhiều tiền giấy hay vật dụng thường ngày.

Miền Trung

Người miền Trung phải thay cát mới và lau dọn bàn thờ sạch sẽ trước lễ cúng Táo quân. Trên bàn thờ cũng có bức tượng đất nung hình 3 Táo, sau khi làm lễ cúng, gia chủ sẽ tiễn tượng cũ ra am miếu hoặc gốc cây cổ thụ và rước tượng mới về đặt lên bàn thờ.

Lễ cúng ông Công ông Táo có gì khác nhau ở 3 miền Tổ quốc? - 2

Mâm cúng của người miền Trung thường có cơm, canh, thịt luộc, chả ram và xôi chè.

Táo quân trong quan niệm của người miền Trung là cưỡi ngựa về trời, vì vậy vàng mã nhất định phải có ngựa giấy đủ yên cương cùng nhiều lễ vật và tiền giấy.

Miền Nam

Người miền Nam quan niệm lễ cúng ông Công ông Táo phải diễn ra sau khi gia chủ đã dùng xong bữa tối để tránh đụng tới bếp núc làm phiền các Táo, vì thế lễ thường diễn ra sau 8 giờ tối ngày 23 tháng Chạp.

Mâm cúng của người miền Nam cũng đơn giản nhất với chè trôi nước, kẹo thèo lèo (kẹo mè đen và đậu phộng) và hoa quả.

Lễ cúng ông Công ông Táo có gì khác nhau ở 3 miền Tổ quốc? - 3

Lễ cúng Táo quân của người miền Nam không thể thiếu bộ "cò bay, ngựa chạy" bởi quan niệm các Táo về trời sẽ cưỡi cò và ngựa. Vàng mã ở đây không có khung tre như miền Bắc, chỉ có giấy cắt được in nhiều mẫu mã đẹp mắt, gồm 2 phần khác nhau để dùng trong lễ tiễn ông Táo vào ngày 23 và lễ rước Táo về vào ngày 30 tháng Chạp.

Nguồn: [Link nguồn]

Tết của 6 nền văn hóa lớn trên thế giới

Sự khởi đầu của một thập kỷ mới đã đến và mọi người đều đang hân hoan chào đón một năm mới. Tuy nhiên, không...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Châu ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN