Khai quật ngôi đền 4.500 năm tuổi dành riêng cho thần sấm

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Các nhà khảo cổ đã khai quật được tàn tích của một ngôi đền Sumer ở trung tâm thành phố cổ Girsu, phía đông nam Iraq.

Mới đây, các nhà khảo cổ ở Iraq đã khai quật được tàn tích của một ngôi đền của người Sumer 4.500 năm tuổi dành riêng cho Ningirsu - vị thần sấm sét ở khu vực Lưỡng Hà.

Ngôi đền này đã bị chôn vùi từ lâu, được xây dựng bằng gạch và bùn, từng là trung tâm của thành phố cổ Girsu (hiện trở thành địa điểm khảo cổ tên Tello).

“Tại trung tâm thành phố Girsu, chúng tôi đã phát hiện ra ngôi đền, hiện vẫn đang khai quật. Đây là một trong những nơi linh thiêng quan trọng bậc nhất của toàn bộ khu vực Lưỡng Hà cổ đại. Ngôi đền dành riêng cho vị thần Ningirsu”, Sebastien Rey – người phụ trách khu vực Mesopotamia cổ đại và là nhà khảo cổ học hàng đầu tại Bảo tàng Anh ở London cho biết.

Khai quật ngôi đền 4.500 năm tuổi dành riêng cho thần sấm - 1

Girsu từng là một trung tâm văn hóa nhộn nhịp ở trung tâm của Mesopotamia -  một khu vực rộng lớn giữa các con sông Euphrates và Tigris, bao gồm Iraq, miền đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, một phần miền tây Iran và Kuwai.

Nhà khảo cổ học người Pháp Ernest de Sarzec lần đầu tiên phát hiện ra phần còn lại của Girsu vào năm 1877, cùng với một số cổ vật như bức tượng 4.000 năm tuổi của vua Sumer Gudea – người đứng đầu thành phố vào cuối thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên.

Kết quả là nhiều người nghĩ không còn gì để khai quật tại nơi này. Sau đó, có nhiều xung đột xảy ra nên cản trở các nhà khoa học tiếp cận địa điểm này ở tỉnh Dhi Qar, miền nam Iraq. Tuy nhiên, Sebastien Rey và nhóm của ông vẫn tin rằng ở Girsu còn nhiều bí mật chưa được khám phá hết.

“Sau Chiến tranh thế giới thứ II và nhiều năm xung đột ở Iraq, thành phố cổ Girsu gần như bị lãng quên. Ngày nay, Girsu trở thành một trong những di sản quan trọng nhất trên thế giới mà rất ít người biết đến”, Sebastien Rey nói.

Bản tái tạo kỹ thuật số cho thấy ngôi đền của người Sumer ở ​​Girsu có thể trông như thế này cách đây 4.500 năm.  

Bản tái tạo kỹ thuật số cho thấy ngôi đền của người Sumer ở ​​Girsu có thể trông như thế này cách đây 4.500 năm.  

Giờ đây, hơn 1 thế kỷ sau khi các nhà khảo cổ tới khám phá lần cuối, nhóm của Sebastien Rey đã khai quật được một ngôi đền rộng lớn.

Các nhà khảo cổ đã sử dụng các kỹ thuật viễn thám để tìm kiếm các địa điểm bị chôn vùi dưới cát và các trầm tích khác. Họ cũng tạo ra các mô hình độ cao kỹ thuật số để biết được cảnh quan đã thay đổi như thế nào kể từ cuộc khai quật vào thế kỷ 19. 

"Sau 5 lần khai quật, chúng tôi đã phát hiện ra một khu vực rộng lớn của nơi này, bao gồm khu bảo tồn, quảng trường nghi lễ, bức tường. Đồng thời chúng tôi cũng có thể xác định và khai quật một phần của bức tường bao quanh khu phức hợp tôn giáo, bao gồm cả một cái cổng hoành tráng", Rey nói.

Ngôi đền được nhắc đến trong các bản khắc cổ là Enninu hay "Chim sấm sét trắng", là nơi đặt bức tượng linh thiêng của vị thần sấm sét oai hùng Ningirsu. Đây một trong những vị thần quan trọng nhất trong ngôi đền. Người Sumer tin rằng, Ningirsu nắm giữ quyền lực đối với sấm sét vào mùa xuân, mưa bão và lũ lụt, cũng như chỉ huy việc cày xới đất đai.

Đáng chú ý, những bức tường mới được khai quật xung quanh địa điểm linh thiêng này hoàn toàn khớp với bản đồ được khắc trên bức tượng vua Gudea được tìm thấy trong các cuộc khai quật ban đầu. 

Nguồn: [Link nguồn]

Bằng chứng về phẫu thuật hộp sọ cách đây 3.400 năm được tìm thấy ở nơi này

Một cái lỗ trên hộp sọ người thời kỳ đồ đồng được tìm thấy ở Israel có thể là bằng chứng ban đầu của việc khoang xương sọ. Nhưng các chuyên gia khác cho rằng, cái...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo PHƯƠNG HẠNH (Theo Livescience) ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN