'Giọt nước mắt' cuối cùng của Đại Tây Dương

Sự kiện: Du lịch Trung Quốc
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Hồ Sayram ở Tân Cương (Trung Quốc) là nơi xa nhất có thể cảm nhận được luồng không khí ấm áp của Đại Tây Dương. Mặt hồ trong xanh như ngọc, cảnh quan tuyệt đẹp quanh năm, ít người biết rằng, hồ Sayram là một biểu tượng của tình yêu thuần khiết trong văn hóa của người Kazak bản địa.

'Giọt nước mắt' cuối cùng của Đại Tây Dương - 1

Trong tiếng Kazak, Sayram có nghĩa là "phước lành". Hồ trên núi lớn và cao nhất ở Tân Cương này có tuổi đời khoảng 70 triệu năm, được hình thành do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo nằm sâu bên dưới dãy Himalaya.

'Giọt nước mắt' cuối cùng của Đại Tây Dương - 2

Tuy nhiên, những cư dân bản địa sinh sống lâu đời tại đây lại có cách lý giải thú vị. Họ tin rằng, nguồn gốc của hồ Sayram gắn liền với chuyện tình buồn đẫm lệ của đôi uyên ương người Kazak xa xưa.

'Giọt nước mắt' cuối cùng của Đại Tây Dương - 3

Theo truyền thuyết, có một chàng trai nọ đem lòng yêu thương một cô gái trong làng. Thế nhưng, vì quá xinh đẹp, nhan sắc của cô gái đã vô tình quyến rũ con quỷ độc ác và hắn đã bắt cóc cô về làm vợ. Cô gái cố gắng bỏ trốn khỏi tay quỷ dữ nhưng bất thành. Cùng đường, cô nhảy xuống vực thẳm, quyết quyên sinh để tỏ lòng chung thủy với người mình yêu.

'Giọt nước mắt' cuối cùng của Đại Tây Dương - 4

Về phần chàng trai, sau khi hay tin, anh cũng quyết định nhảy xuống vực sâu nơi cô gái đã ngã xuống để được đoàn tụ với nàng. Những giọt nước mắt đau thương của cả hai đã tạo nên sự đong đầy của mặt hồ Sayram hôm nay. Và cũng vì thế mà hồ còn được mệnh danh là "Giọt nước mắt cuối cùng của Đại Tây Dương".

'Giọt nước mắt' cuối cùng của Đại Tây Dương - 5

Nằm ở độ cao hơn 2.000m so với mực nước biển, hồ Sayram xanh màu thiên thanh, phẳng lặng và yên bình trong sắc xanh tươi của đồng cỏ thảo nguyên trải dài bất tận. Đứng từ hồ Sayram nhìn về phía chân trời, bạn có thể thấy những đỉnh núi tuyết bạc trắng tinh khôi, trùng điệp nối nhau. Nhiều du khách đã từng đến đây đều nức lòng khen ngợi vẻ đẹp của nơi này, gọi đây là "ngọc lục bảo" của Tân Cương.

'Giọt nước mắt' cuối cùng của Đại Tây Dương - 6

Vào mỗi mùa, hồ Sayram lại mang một diện mạo mới. Tuy nhiên, tháng 6 đến tháng 11 là thời điểm lý tưởng nhất để tham quan hồ. Lúc này, từng đàn thiên nga kéo về đây kiếm ăn và bước vào mùa giao phối. Trên bờ, nhiều đàn cừu, đàn bò của dân du mục lơ thơ tìm đến gặm cỏ. Sự hòa quyện nhịp nhàng của nhịp sống chốn thảo nguyên hoang dã đã tạo nên một "tuyệt tác" Sayram sống động.

'Giọt nước mắt' cuối cùng của Đại Tây Dương - 7

Hiện Tân Cương đã quy hoạch nơi này thành một điểm du lịch phục vụ du khách thập phương. Đến đây, sau khi mua vé qua cổng, du khách sẽ được tự do lái xe dạo ngắm một vòng hồ Sayram. Nhưng đừng lầm tưởng chuyến rong chơi này sẽ sớm kết thúc, bởi vì, mặt hồ Sayram rộng đến 460km2, ước tính phải mất cả ngày để bạn lái xe chạy hết một vòng hồ.

'Giọt nước mắt' cuối cùng của Đại Tây Dương - 8

Tại hồ Sayram, du khách có thể thoải mái ngắm cảnh, thả dáng chụp hình bên cảnh sắc thiên nhiên đẹp mỹ miều; hoặc cũng có thể tìm đến khu vui chơi gần đó, nơi có đủ mọi trò tiêu khiển như chèo thuyền, đạp vịt, lái xe vượt địa hình, cưỡi ngựa... sẵn sàng phục vụ.

Hồ Sayram là một trong 4 hồ đẹp nhất của Tân Cương, bên cạnh hồ Kanas, Ulungur và Bostan.

Vào tháng 7 và tháng 8 hằng năm, người Mông Cổ và Kazak tập trung trên cánh đồng bên hồ để tổ chức lễ hội Nadam. Sự kiện diễn ra trong 6 ngày, bao gồm các cuộc thi như đua ngựa, đấu vật và bắn cung. Những người chăn gia súc ở khu vực lân cận cũng tham dự lễ hội với trang phục dân tộc truyền thống. Ngoài ra, sự kiện còn quy tụ nhiều màn trình diễn văn nghệ như múa, hát và cuộc thi "đuổi theo cô gái" phỏng theo câu chuyện truyền thuyết năm xưa.

Nguồn: [Link nguồn]

Ngọn núi này là một kỳ quan thiên nhiên hiếm có, sườn núi nhẵn bóng, trơn hẹp nhưng mọi người thích leo lên trên bất chất nguy hiểm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngô Trần Hải An ([Tên nguồn])
Du lịch Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN