Choáng ngợp "thành phố người chết" giữa lòng Hong Kong phồn hoa

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Những dãy bia đá dài vô tận xếp dọc theo sườn đồi của Hong Kong, chỉ có vài đốm màu xanh lá lẻ loi giữa một không gian rộng lớn toàn các khối đá màu xám khắc chữ Trung Quốc, là những miêu tả của nhiếp ảnh gia Finbar Fallon, tác giả của bộ ảnh về những nghĩa địa trong lòng Hong Kong.

Ảnh Finbar Fallon/CNN.

Ảnh Finbar Fallon/CNN.

Những sườn đồi này là nơi trú ngụ của hàng ngàn người Hong Kong, hoặc là nơi để tro cốt của rất nhiều người.

Trong loạt ảnh mới có tên “Không gian của người chết” (Dead Space), nhiếp ảnh gia Fallon đã đến thăm gần như tất cả những khu nghĩa trang của Hong Kong, ghi lại những bức ảnh về mật độ dày đặc đến khó tin của các ngôi mộ cũng như địa hình đô thị vùng núi xung quanh.

Một số những bức ảnh nổi trội cho thấy các nghĩa trang ở phía trước, với những bia mộ hình chữ nhật xếp thành những hàng rất gọn hàng, trong khi đằng sau đó là những tòa nhà chọc trời.

Ảnh Finbar Fallon/CNN.

Ảnh Finbar Fallon/CNN.

“Tôi muốn miêu tả lại mối liên hệ giữa người sống và người đã khuất trong một tác phẩm”, Fallon cho biết. Nhiếp ảnh gia sinh sống tại Singapore này cho biết ông nảy ra ý tưởng về bộ ảnh khi bắt gặp một nghĩa trang ở quận Wan Chai khi đi nghỉ ở Hong Kong. Bị hấp dẫn bởi những giới hạn không gian vật lý có thể định hình cách người ta sống và yên nghỉ, ông đã thực hiện nhiều chuyến đi đến Hong Kong trong 5 năm để ghi lại những hình ảnh về cái được gọi là “thay đổi trong văn hóa của cái chết”.

Tại Anh, quê nhà của Fallon, các nghĩa trang thường bằng phẳng, có không gian xanh và rộng rãi, giống như một khu vườn được cắt tỉa cẩn thận. Tuy nhiên, tại Hong Kong, điều kiện dành cho người đã khuất phản ảnh chính thực tế của những người còn sống – chật chội và tranh nhau từng khoảng không gian.

Là nơi sinh sống của 7,5 triệu người, Hong Kong là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới, với giá nhà và đất cao ngất ngưởng. Điều này có nghĩa là không những bạn phải đấu tranh để có được một ngôi nhà khi bạn còn sống, mà còn phải tranh đất để an nghỉ.

Ảnh Finbar Fallon/CNN.

Ảnh Finbar Fallon/CNN.

Các nghĩa trang tư nhân trong thành phố hiện đã liệt kê những phần đất cố định vĩnh viễn có giá lên đến 36.000 USD, tuy nhiên, Phó giáo sư Amy Chow, người nghiên cứu về lão hóa và cái chết tại Đại học Hong Kong, cho biết mảnh đất như vậy có thể bị đội giá lên 4 lần. Các điểm nghĩa trang công cộng có thể rẻ hơn một chút, nhưng thực tế cho thấy các mảnh đất cố định vĩnh viễn thường đã bị chiếm phần, chỉ còn lại những mảnh đất “tái sử dụng” định kỳ 6 năm khai quật một lần.

Chính vì vậy, phần lớn người Hong Kong hiện nay chọn cách hỏa tang. Tuy nhiên, vẫn có gia đình phải xếp hàng đến 7 năm chỉ để có một chỗ đặt bình tro cốt người thân.

Tại Singapore, không gian cũng không còn nhiều, theo Fallon. Hàng ngàn ngôi mộ buộc phải nhường chỗ cho các con đường cao tốc và dự án nhà ở.

Việc phát minh ra “nghĩa trang ảo” và phương thức hỏa tang đang có nhiều tác động thay đổi đến “văn hóa dành cho người đã khuất” tại các đô thị lớn ở châu Á như Hong Kong, Singapore hay Tokyo. Những việc này có thể ảnh hưởng đến nhiều phon tục tín ngưỡng truyền thống của người Á Đông như lễ Thanh minh.

Cáp treo trong suốt ở Hong Kong, thử thách không dành cho người ”yếu tim”

Đi cáp treo trong suốt là một trải nghiệm vô cùng thú vị cho du khách khi có cơ hội ghé thăm đảo Lantau ở Hong Kong.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Duy Tiến ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN