Đại gia tuần qua: Cắt giảm gần 3.800 lao động, "đại gia" dệt may bất ngờ chuyển hướng làm BĐS

Trước thời điểm khó khăn, Garmex Sài Gòn từng có gần 3.800 nhân sự vào cuối năm 2021.

"Đại gia" dệt may bất ngờ chuyển hướng làm BĐS

Công ty CP Garmex Sài Gòn mới đây đã có văn bản gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM cung cấp thông tin về tình hình sản xuất - kinh doanh.

Từ tháng 5/2023 đến nay đã tạm ngưng sản xuất (bao gồm may trang phục và tủ vải) do chưa nhận được đơn hàng mới. Trong năm 2023, doanh thu của Garmex Sài Gòn chỉ vỏn vẹn 8 tỉ đồng, giảm 98% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế âm 52 tỉ đồng (cùng kỳ âm 85 tỉ đồng) nhờ bán bớt tài sản.

Garmex Sài Gòn kinh doanh gần như ngưng trệ

Garmex Sài Gòn kinh doanh gần như ngưng trệ

Trước thời điểm khó khăn, Garmex Sài Gòn từng có gần 3.800 nhân sự vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, đến cuối 2022, doanh nghiệp giảm xuống chỉ còn 2.101 người và đến hết quý III/2023 chỉ còn vỏn vẹn 35 lao động.

Nguyên nhân là do hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2023 gặp nhiều khó khăn, thiếu đơn hàng để hoạt động, đơn hàng nhỏ, năng suất thấp, giá gia công cạnh tranh dẫn đến doanh thu không bù đắp chi phí

Trong bối cảnh ngành may chưa có dấu hiệu hồi phục, Garmex Sài Gòn đang định hướng sang lĩnh vực mới là bất động sản. Tính tới thời điểm này, tổng số vốn mà Garmex đã góp tại Công ty Phú Mỹ gần 24 tỉ đồng.

Cổ phiếu “đại gia” BĐS liên tục tăng trần 6 phiên liên tiếp, tình hình kinh doanh ra sao?

Trước khi đảo chiều vào phiên giao dịch ngày 14/3, tính đến ngày 13/3, VRC của CTCP Bất động sản và Đầu tư VRC có chuỗi tăng trần 6 phiên liên tiếp kể từ 6/3. Thanh khoản cải thiện với khối lượng giao dịch bình quân phiên trên 200.000 cp, gấp 4 lần bình quân phiên qua 1 quý (53.000 cp).

Theo quy định, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) đã có văn bản yêu doanh nghiệp bất động sản giải trình về việc cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp.

Mã này cũng từng có nhiều lần tăng dựng đứng như cuối 2019 hay cuối 2021 đến đầu 2022, nhưng sau đó thị giá quay đầu lao dốc sâu.

Liên quan đến tình hình hoạt động, năm 2023, VRC ghi nhận doanh thu 3,9 tỉ đồng (tăng 7% so với cùng kỳ) trong khi đó lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ chỉ vỏn vẹn 197 triệu đồng (giảm 99% so với cùng kỳ).

Theo báo cáo tài chính, lợi nhuận bị ăn mòn là do chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 83% trong tổng doanh thu (tương đương 3,2 tỉ đồng)

Tính đến cuối năm 2023, khoản vay tài chính ngắn hạn của Công ty VRC tăng 60% so với đầu năm, ở mức 316 tỉ đồng. Hàng tồn kho cũng tăng 10%, ở mức 1,17 tỉ đồng. Lượng tiền mặt giảm gần 20%, chỉ còn 9,8 tỉ đồng.

Cổ phiếu của nữ đại gia 52 tuổi tăng mạnh gần 60% trong hơn 2 tháng

Trong ngày 11/03, cổ phiếu FRT (CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT – chủ tịch là bà Nguyễn Bạch Điệp)  tiếp tục ghi dấu ấn bằng cú bứt tốc 6% lên 154,400 đồng/cp, là mức cao nhất từ trước đến nay. Thanh khoản cũng tăng so với những phiên trước, với gần 1.4 triệu cp được sang tay.

Nhìn lại hơn 2 tháng qua, cổ phiếu này phần lớn chỉ có một chiều tăng và nằm trong nhóm tăng mạnh nhất trên sàn HOSE. Tính từ thời điểm đà leo dốc bắt đầu (ngày 25/01/2024), FRT đã bứt phá gần 60% và vốn hóa cũng tăng thêm hơn 7,000 tỷ đồng lên mốc 21,000 tỷ.

Cổ phiếu FRT đã bứt phá gần 60% sau hơn 2 tháng

Cổ phiếu FRT đã bứt phá gần 60% sau hơn 2 tháng

Đà tăng quật khởi của FRT diễn ra trong bối cảnh khá kỳ lạ: Hãng bán lẻ này đã liên tục kinh doanh thua lỗ trong thời gian gần đây.

Cụ thể, FPT Retail lỗ ròng hơn 100 tỷ đồng trong quý 4/2023 và lỗ 345 tỷ đồng trong cả năm 2023. Đây cũng là năm lỗ đầu tiên của công ty kể từ khi lên sàn.

Theo giới phân tích, triển vọng sáng lạn của chuỗi nhà thuốc Long Châu là “điểm tựa” cho đà tăng của giá cổ phiếu FRT.

 “Ông lớn” bưu chính vừa chào sàn HOSE đã tím lịm liên tục

Sáng ngày 12/3, gần 122 triệu cổ phiếu của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post - mã chứng khoán: VTP) đã chính thức chào sàn HOSE với giá tham chiếu 65.400 đồng/cổ phiếu, biên độ dao động +/-20%.

Ngay từ khi ghi tên lên bảng điện, cổ phiếu VTP đã tăng kịch trần liên tiêp 3 phiên liên tục. Về kết quả kinh doanh, tính chung cả năm 2023, Viettel Post thu về 19.589 tỷ đồng doanh thu thuần. Lợi nhuận trước thuế đạt 478,5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 380,2 tỷ đồng, lần lượt tăng 45,5% và 48,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Sản lượng bưu chính năm 2023 tăng 43% so với năm 2022. Lĩnh vực lõi chuyển phát tăng trưởng 29,1%, gấp 3,3 lần tăng trưởng chung của ngành bưu chính (8,9%).

Nguồn: [Link nguồn]

Vị tỷ phú này đã tự gây dựng sự nghiệp và đến nay có khối tài sản lớn trong tay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo XUYẾN CHI ([Tên nguồn])
Tiêu điểm kinh tế tuần Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN