Sốc với “bom nợ” đạm Ninh Bình: Vốn chủ sở hữu âm hơn 3.300 tỷ đồng

Sự kiện: Kinh Doanh

Theo báo cáo của Chính phủ gửi Đại biểu Quốc hội về tình hình và kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương, đơn vị có mức lỗ lớn nhất là Công ty TNHH một thành viên Đạm Ninh Bình.

Công ty TNHH một thành viên Đạm Ninh Bình có vốn điều lệ là 2.500 tỷ đồng. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) mới góp thực tế vào công ty 2.314 tỷ đồng, 186 tỷ đồng còn lại dự kiến để thanh toán cho các nhà thầu.

Theo báo cáo của Chính phủ, đến hết năm 2019, Đạm Ninh Bình có vốn chủ sở hữu âm 3.392 tỷ đồng, tổng tài sản là 9.837 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 13.184 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 5.706 tỷ đồng.

Theo Báo cáo của Chính phủ: "Hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chi phí tài chính lớn,  chiếm trên 30% giá thành sản phẩm, không cân đối được nguồn tiền để trả các khoản nợ đến hạn, chưa giải quyết được các tranh chấp hợp đồng EPC, chưa quyết toán được Dự án”.

Dự án được khởi công tháng 5/2008. Đến tháng 9/2012 được bàn giao tạm thời và đưa vào vận hành. Tháng 11/2013, vận hành đạt trên 90% công suất, cơ bản đạt các thông số kỹ thuật theo yêu cầu. Tuy nhiên, chỉ sau gần 3 năm hoạt động, tháng 7/2016 nhà máy dừng sản xuất do không đủ vốn lưu động và thua lỗ kéo dài.

 Đến ngày 19/01/2017, nhà máy tiếp tục vận hành trở lại ở mức 85% công suất, đến ngày 30/01/2017 đã có sản phẩm hợp cách, được tiêu thụ hoàn toàn sau khi sản xuất.

Sốc với “bom nợ” đạm Ninh Bình: Vốn chủ sở hữu âm hơn 3.300 tỷ đồng - 1Đạm Ninh Nình thua lỗ nặng, khó có khả năng chi trả nợ

Ngay trong khâu lập dự án, Vinachem đã không tuân thủ chỉ đạo của Bộ Công nghiệp cũ. Tổng vốn đầu tư Nhà máy đạm Ninh Bình được tính toán không đúng quy định, làm đội vốn đầu tư. Theo Kiểm toán Nhà nước, việc chọn nhà thầu Trung Quốc là Tổng công ty thiết kế thầu khoán hoàn cầu Trung Quốc còn nhiều tồn tại, ảnh hưởng đến tính hiệu lực, hiệu quả của gói thầu EPC dự án và của dự án nói chung.

Trong quá trình triển khai, Vinachem không tuân thủ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc dừng đàm phán hợp đồng EPC để đấu thầu.

Trong Báo cáo kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước hồi đầu năm 2020 nêu rõ với tình hình tài chính hiện nay, trong 3 năm tới Nhà máy đạm Ninh Bình không có khả năng tự chi trả các khoản nợ đến hạn.

Nguồn: [Link nguồn]

Tàu ngầm của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ lộ diện ”bằng xương bằng thịt”?

Phía trên thân tàu ngầm mới xuất hiện ở Nha Trang có dòng chữ Vinpearl. Trước đó, Vingroup cũng đã từng xác nhận chiếc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Sơn Ca ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN