Seven. AM: Thương hiệu 10 năm, giật mình với lợi nhuận mỗi năm

Sự kiện: Kinh Doanh

Sở hữu vài chục cửa hàng nhưng thương hiệu thời trang công sở Seven. AM có mức lợi nhuận khiêm tốn, chỉ vài chục triệu đồng mỗi năm, không bằng nhiều shop thời trang nhỏ lẻ.

Thương hiệu Seven. AM đã ra mắt 10 năm nhưng kết quả kinh doanh của CTCP MHA lại cực kỳ khiêm tốn dù cho đang tăng trưởng mạnh mẽ những năm gần đây.

Thương hiệu Seven. AM có 24 cửa hàng, trong đó có 6 cửa hàng tại Hà Nội

Thương hiệu Seven. AM có 24 cửa hàng, trong đó có 6 cửa hàng tại Hà Nội

Theo cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Công ty Cổ phần MHA (đơn vị sở hữu thương hiệu thời trang Seven.AM) tăng vốn điều lệ từ 4,8 tỷ đồng lên 9,9 tỷ đồng hồi giữa năm 2018. Cũng trong năm 2018, Seven.AM đã 2 lần thay đổi người đại diện pháp luật, từ diễn viên Nguyễn Vũ Hải Anh sang một người khác là Nguyễn Vũ Mai Hương và cuối 2018 đến nay là Đặng Quốc Anh.

Tính đến tháng 5/2018, ông Nguyễn Vũ Hải Anh là cổ đông lớn nhất nắm 60%, ông Đặng Quốc Anh nắm 30% (ông Quốc Anh cũng là người đại diện theo pháp luật của công ty này) và bà Nguyễn Vũ Mai Hương nắm 10%.

Năm 2009, thương hiệu thời trang công sở nữ Seven.AM của CTCP MHA ra mắt người tiêu dùng. Hiện, thương hiệu này có 24 cửa hàng, bao gồm 6 cửa hàng tại Hà Nội còn lại là các cửa hàng tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung.

Theo thông tin trên hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia thì nhiều khả năng MHA chỉ sở hữu các cửa hàng Seven.AM tại Hà Nội. Các cửa hàng tại các tỉnh có thể là đại lý hợp tác.

Mặc dù là thương hiệu có tên tuổi nhất định trong làng thời trang với 10 năm hoạt động nhưng kết quả kinh doanh của CTCP MHA lại cực kỳ khiêm tốn dù cho đang tăng trưởng mạnh mẽ những năm gần đây.

Kết quả kinh doanh của CTCP MHA  - đơn vị sở hữu thương hiệu Seven. AM khiêm tốn so với một số DN thời trang khác

Kết quả kinh doanh của CTCP MHA  - đơn vị sở hữu thương hiệu Seven. AM khiêm tốn so với một số DN thời trang khác

Năm 2018 công ty đạt 17,4 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng hơn 70% so với năm 2017 và hơn gấp đôi so với con số 8,5 tỷ đồng của năm 2016.

Trong khi đó, một số thương hiệu thời trang Việt có tên tuổi khác như NEM, Blue Exchange, Ivy Moda... có doanh thu năm 2018 đạt từ 400-500 tỷ đồng.

Tuy nhiên điều bất ngờ là mức lãi chỉ... vài chục triệu đồng mỗi năm - tức không bằng nhiều shop thời trang nhỏ lẻ. Cụ thể, mức lãi trước thuế năm 2016 là 45 triệu đồng, năm 2017 lãi 79 triệu đồng và năm 2018 lãi gần 81 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chỉ đạt 0,5%.

Đó mới là lãi trước thuế chứ chưa nói đến lãi sau thuế của doanh nghiệp. Quả thực đây là con số khó có thể tưởng tượng được.

Trước những “lùm xùm” về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, chia sẻ về thông tin này, ông Nguyễn Vũ Hải Anh, Tổng giám đốc xác nhận có nhập hàng Trung Quốc nhưng đều có hóa đơn. "Đôi khi có cắt mác cổ vì khách hàng kêu ngứa, những chỗ khác như mác sườn thì vẫn còn. Tôi khẳng định sản phẩm nào bên tôi không sản xuất thì không gắn mác Seven. AM. Khi bán hàng nhân viên cũng nói rõ "đây là hàng Trung Quốc", ông Hải Anh nói.

Đến nay các cửa hàng thuộc hệ thống thời trang Seven. AM tại khu vực Hà Nội đã đồng loạt đóng cửa và thông báo tạm ngừng hoạt động để bảo trì.

Nguồn: [Link nguồn]

Đóng cửa chuỗi nhà hàng Món Huế, Huy Nhật mở nhà hàng mới tại quận 1?

Khi sự việc tại chuỗi nhà hàng Món Huế chưa được giải quyết thì mới đây một số nhà cung cấp nhận ra một nhà hàng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quỳnh Chi tổng hợp ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN