Giá phòng khách sạn tăng nhờ “đón sóng” cách ly mùa dịch

Theo báo cáo quý 2/2021 của Savills Việt Nam ở phân khúc khách sạn, đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư đang khiến giá phòng khách sạn nhích lên 1-3% do nhu cầu cách ly tăng vọt.

Báo cáo thị trường khách sạn của Savills cho biết, ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú thoát hiểm trong quý II, thời điểm đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư và diễn biến phức tạp, do các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt khiến nhu cầu khách sạn dành cho người cách ly lại tăng vọt.

Dịch bệnh khiến 17 khách sạn tại TP HCM buộc phải tạm ngưng hoạt động. Nguồn cung giảm 11% theo quý ở cả ba phân khúc, còn 13.400 phòng với 103 khách sạn hoạt động. Tuy nhiên, nguồn cung lại tăng 7% theo năm, với 28 dự án hoạt động trở lại, một nửa trong số đó được sử dụng làm cơ sở cách ly tập trung có tính phí.

Nhu cầu cách ly tập trung đến từ nguồn khách nhập cảnh, quan chức nhà nước và khách trong nước tiếp tục tăng. Trong quý này, có 8 khách sạn cách ly mới đi vào hoạt động, nâng tổng số khách sạn làm cách ly lên 25 dự án, cung cấp hơn 3.000 phòng. Đa số các khách sạn cách ly tập trung ở Quận 1, 3, 5, 7 và Tân Bình.

Nguồn cung khách sạn tăng 7% theo năm, với 28 dự án hoạt động trở lại, một nửa trong số đó được sử dụng làm cơ sở cách ly tập trung có tính phí.

Nguồn cung khách sạn tăng 7% theo năm, với 28 dự án hoạt động trở lại, một nửa trong số đó được sử dụng làm cơ sở cách ly tập trung có tính phí.

Báo cáo của Savills Việt Nam chỉ ra, công suất khách sạn Tp.HCM trong quý 2 đạt 18%, tăng nhẹ 1% theo quý, do nguồn cung giảm. So với thời điểm quý 2/2020 khi dịch Covid lần đầu bùng phát, công suất quý này cao hơn 5 điểm phần trăm, với tổng số phòng được thuê tăng 53% theo năm. Công suất tăng xuất phát từ nhu cầu lưu trú dài hạn và tỷ lệ lắp đầy của khách sạn cách ly đạt trên 60%.

Từ quý 2/2020, giá phòng tăng trung bình 3%/quý, đạt 69USD/phòng/đêm. Theo Sở Du lịch Tp.HCM, doanh thu du lịch 6 tháng đầu năm đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng 19% theo năm, thành phố có hơn 7 triệu khách nội địa.

Trong khi đó, tại Hà Nội, trong quý II ghi nhận 10 khách sạn 3-5 sao đã được chọn làm địa điểm cách ly. Nhu cầu phát sinh trong đợt dịch lần thứ tư khiến giá phòng bình quân tại thủ đô đạt 77 USD mỗi phòng một đêm, tăng 1% so với quý trước.

Trong năm nay, 3 dự án 3-5 sao sẽ cung cấp khoảng 500 phòng cho thị trường. Đến năm 2030, Hà Nội có khoảng 2.600 phòng dự kiến được đưa vào thị trường từ 14 dự án.

Chia sẻ về triển vọng, Savills Việt Nam cho rằng, theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), du lịch toàn cầu có thể phục hồi hoàn toàn vào năm 2024, trong đó miễn dịch cộng đồng là yếu tố then chốt. Việt Nam nỗ lực đạt miễn dịch cộng đồng với 70% dân số được tiêm chủng vào cuối năm 2021.

Theo đó, triển vọng sau đại dịch của ngành khách sạn vẫn đầy hứa hẹn, với sự tham gia của các thương hiệu vận hành quốc tế nổi tiếng. Đến cuối năm 2023, TP.HCM sẽ có thêm 2.500 phòng khách sạn, 70% đến từ các thương hiệu lớn.

Nguồn: [Link nguồn]

Bồi thường 98 triệu/m2 đất dự án mở rộng đường Phan Kế Bính, Hà Nội

Đường Phan Kế Bính có độ dài toàn tuyến khoảng 785m, trong đó có 395m thuộc địa bàn phường Cống Vị.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Thúy ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN