“Đại gia bê tông” trên bờ vực phá sản với khối nợ nghìn tỷ đồng

Sự kiện: Kinh Doanh

Hiện, toàn bộ tài sản trong công ty đều bị ngân hàng niêm phong để siết nợ với khoản nợ lên đến hơn nghìn tỷ đồng.

CTCP Beton 6, giao dịch trên UPCoM với mã BT6 đã làm thủ tục phá sản gửi đến cơ quan chức năng và đang chờ giải quyết. Hiện, toàn bộ tài sản trong công ty đều bị ngân hàng niêm phong để siết nợ với khoản nợ lên đến hơn nghìn tỷ đồng. 

Theo báo cáo được công bố gần đây nhất của BT6, đứng đầu trong danh sách vay nợ của công ty là VietinBank (gần 189 tỷ đồng), Vietcombank (gần 65 tỷ đồng), Eximbank (65 tỷ đồng), NCB (30 tỷ đồng). Đây đều là các khoản vay ngắn hạn và được đảm bảo bằng các khoản phải thu khách hàng cũng như quyền đòi nợ từ các hợp đồng thi công và các tài sản máy móc. 

Các khoản vay dài hạn của BT6 là từ Công ty TNHH Cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam (2,2 tỷ) và Công ty TNHH MTV Cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (326 triệu đồng). 

CTCP Beton 6 là doanh nghiệp xây dựng lâu đời của Việt Nam, công ty được thành lập năm 1958. Công ty từng là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại khu vực phía Nam trong lĩnh vực sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn cung ứng cho các công trình cầu đường. Công ty cũng tiên phong niêm yết trên HOSE từ đầu năm 2002.  Tuy nhiên, với lý do tập trung việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tập trung phát triển doanh nghiệp, ngày 27/11/2015, công ty đã hủy niêm yết cổ phiếu tại HOSE. Một năm tái cơ cấu, công ty đưa cổ phiếu giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM vào ngày 6/3/2017.

Tuy nhiên, sau tái cơ cấu, kết quả kinh doanh  của công ty lao dốc không phanh. Năm 2016, doanh thu đạt 955 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa đến 9 tỷ đồng. Năm 2017 và 2018 công ty đều báo lỗ lớn lần lượt 139 tỷ đồng và 323 tỷ đồng. Năm 2018, doanh thu chỉ đạt 134 tỷ đồng chỉ bằng một nửa so với trước tái cơ cấu.

Tình hình kinh doanh lao dốc theo các năm của BT6

Tình hình kinh doanh lao dốc theo các năm của BT6

Tính đến hết quý 3/2019, Beton 6 lỗ ròng 42 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lên mức âm 385 tỷ đồng, vượt cả vốn góp của chủ sở hữu là 330 tỷ đồng. Tổng tài sản của Beton 6 giảm xuống còn 909 tỷ đồngTiền mặt chỉ còn vỏn vẹn gần 2 tỷ đồng.

Tại báo cáo tài chính được kiểm toán gần nhất mà Beton 6 công bố (6 tháng 2019), Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C nhấn mạnh rằng, công ty không thể sử dụng hóa đơn theo quyết định của Cục thuế tỉnh Bình Dương do không chấp hành thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt chậm nộp...

Nguồn: [Link nguồn]

Đối thủ của Vingroup tại dự án tỉ USD ở Hà Tĩnh là ai?

Đến thời điểm đóng thầu, có 2 nhà đầu tư tham gia nộp hồ sơ

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Sơn Ca ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN