Xây phương án đảm bảo hoạt động của Internet Việt Nam nếu mất kết nối quốc tế

Sự kiện: Internet

Một trong những nhiệm vụ chủ yếu mà Bộ TT&TT giao Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) tập trung thực hiện trong năm 2020 là chủ trì xây dựng phương án đảm bảo hoạt động liên tục của Internet Việt Nam trong tình huống mất kết nối với quốc tế.

Đại diện VNNIC cho biết, đến nay, các ISP Việt Nam đã có nhiều giải pháp và hướng kết nối quốc tế khác nhau để dự phòng và san tải cho nhau nên đã hạn chế ảnh hưởng được nhiều ảnh hưởng mỗi khi xảy ra sự cố với các tuyến cáp biển (Ảnh minh họa: Internet).

Đại diện VNNIC cho biết, đến nay, các ISP Việt Nam đã có nhiều giải pháp và hướng kết nối quốc tế khác nhau để dự phòng và san tải cho nhau nên đã hạn chế ảnh hưởng được nhiều ảnh hưởng mỗi khi xảy ra sự cố với các tuyến cáp biển (Ảnh minh họa: Internet).

Nhiệm vụ chủ trì xây dựng phương án đảm bảo hoạt động liên tục của Internet Việt Nam trong tình huống mất kết nối với quốc tế là một trong chín nhiệm vụ Trung tâm Internet Việt Nam – VNNIC được Bộ trưởng Bộ TT&TT giao chủ trì thực hiện trong năm nay. Đây cũng là 1 trong 193 nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT nhằm thực hiện Chỉ thị 01 về định hướng phát triển lĩnh vực TT&TT năm 2020 mới được Bộ ban hành.

Chỉ thị 01 nêu rõ, với mục tiêu tổng quát năm 2020 của Bộ TT&TT là “Năm chuyển đổi số quốc gia” cùng phương châm hành hành động “Làm gương, Kỷ cương, Trọng tâm, Bứt phá”, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành TT&TT cần tiếp tục phát huy các thành tích đã đạt được, nâng cao năng suất lao động, thực hiện tốt các đột phá chiến lược, tận dụng có hiệu quả cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với ngành TT&TT và đặc biệt là phát triển đồng bộ, hiệu quả trên cả 6 lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.

Cũng tại Chỉ thị 01 của Bộ TT&TT, VNNIC còn được yêu cầu tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ: Phát triển sản lượng tên miền “.VN”, cải thiện tỷ lệ số lượng sử dụng tên miền Việt Nam so với tên miền quốc tế tại Việt Nam; Mở rộng triển khai tiêu chuẩn bảo mật DNSSEC trên các hệ thống DNS của các ISP đảm bảo an toàn tên miền “.VN”; triển khai cụm máy chủ tên miền ROOT, hệ thống đo chất lượng truy cập Internet tại các điểm kết nối của Trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX; Phát triển mở rộng VNIX theo mô hình, chuẩn mực quốc tế, tăng số lượng thành viên trong nước kết nối, tập trung vào doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ nội dung; Xây dựng hệ thống phân tích dữ liệu Internet trên nền Big Data, tập trung khai thác dữ liệu qua hệ thống DNS quốc gia, VNIX và các hệ thống quản lý tài nguyên Internet…

Theo nhận định của các chuyên gia, trong bối cảnh các tuyến cáp quang biển quốc tế thường xuyên gặp sự cố gây ảnh hưởng, gián đoạn kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế, việc Bộ TT&TT giao VNNIC xây dựng phương án đảm bảo hoạt động liên tục của Internet Việt Nam trong tình huống mất kết nối với quốc tế là quan trọng, cần thiết.

Trước đó, hồi đầu năm 2017 khi 3 tuyến cáp quang biển quốc tế gồm tuyến Liên Á, tuyến AAG và APG đều lần lượt gặp sự cố, gây gián đoạn kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, trong trao đổi với ICTnews, đại diện VNNIC đã nhấn mạnh, để đảm bảo tốt chất lượng dịch vụ Internet tại Việt Nam, ngoài việc thiết lập nhiều hướng quốc tế khác nhau, có phương án dự phòng, một việc quan trọng là cần phải tăng cường phát triển Internet trong nước như tăng cường kết nối với Trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX), tăng cường các kết nối peering giữa các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức; cũng như tập trung phát triển nội dung, dịch vụ trực tuyến trong nước để xây dựng một hạ tầng, dịch vụ Internet trong nước mạnh, phát triển kinh tế của đất nước, tránh lệ thuộc, trả tiền cho bên ngoài.

Trong chia sẻ với ICTnews mới đây, thời điểm một lần nữa trường hợp khá hy hữu cả 3 tuyến cáp biển quốc tế lại cùng gặp sự cố (lần này 3 tuyến cáp biển đang cùng gặp sự cố là AAG, IA và AAE-1 – PV), đại diện VNNIC cho biết, đến nay, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) Việt Nam đã có nhiều giải pháp và hướng kết nối quốc tế khác nhau để dự phòng và san tải cho nhau nên đã hạn chế ảnh hưởng rất nhiều.

Cùng với đó, các nội dung trong nước càng ngày càng phòng phú đa dạng, Bộ TT&TT cũng đang đẩy mạnh chiến lược xây dựng các nội dung trong nước dẫn thay thế các nội dung nước ngoài với sự ra đời của nhiều mạng xã hội, các nội dung trong nước cũng tăng cường chất lượng và thu hút người xem hơn.

Chia sẻ thêm về kế hoạch phát triển, đổi mới hoạt động của trạm VNIX trong năm 2020, đại diện VNNIC cho hay: “Việc đổi mới hoạt động VNIX sẽ mở ra những cơ hội mới cho các đơn vị tổ chức có cơ hội kết nối VNIX để tăng cường phát triển nội dung, nâng cao chất lượng dịch vụ, mang dịch vụ đến gần người dân nhất”.

“Thời gian tới, VNNIC sẽ tập trung quy hoạch hạ tầng kết nối, tăng cường các điểm kết nối tại các khu vực IDC trung lập để tạo điều kiện đấu nối thuận tiến cho các doanh nghiệp nội dung. Xây dựng các hệ thống hỗ trợ dịch vụ nền tảng tại VNIX để tăng tốc độ kết nối dịch vụ, say dựng các hệ thống dịch vụ quản lý và hỗ trợ người sử dụng như các hệ thống NTP để đồng bộ thời gian, triển khai hệ thống DNSRoot tại VNIX, Speedtest để người sử dụng có thể tự đo chất lượng kết nối của mình ...”, đại diện VNNIC chia sẻ thêm.

Nguồn: [Link nguồn]

Thử nghiệm hạ tầng 5G Made in Vietnam

Nhà mạng Viettel cho biết, đã đạt được bước tiến quan trọng trong nghiên cứu phát triển trạm BTS và chip cho 5G, tiến tới...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.T ([Tên nguồn])
Internet Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN