Vì sao máy đo nồng độ oxy chuyên dụng lại tốt hơn đồng hồ thông minh?

Sự kiện: Công nghệ

Khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, máy đo nồng độ oxy chuyên dụng, đồng hồ thông minh, dây đeo thông minh… được nhiều người quan tâm.

Theo India Today, đa số các mẫu đồng hồ thông minh, dây đeo thông minh hiện nay trên thị trường đều được trang bị tính năng đo nồng độ oxy trong máu (SpO2). Mặc dù tính năng này rất hay, nhưng vì sự khác biệt về công nghệ nên việc sử dụng máy đo nồng độ oxy chuyên dụng sẽ cho kết quả chính xác hơn. 

Tại sao máy đo nồng độ oxy chuyên dụng lại đáng tin cậy hơn so với đồng hồ thông minh hoặc dây đeo thông minh? 

Câu trả lời ở đây chính là sự khác biệt về công nghệ. Có hai phương pháp không xâm lấn (không đưa thiết bị vào bên trong cơ thể) để đo nồng độ oxy trong máu là Reflectance oximetry (đo oxy phản xạ) và Transmittance oximetry (đo oxy truyền qua).

Đồng hồ thông minh, dây đeo thông minh… sử dụng phép đo oxy phản xạ. Trong khi đó máy đo nồng độ oxy chuyên dụng (đặt ngón tay vào bên trong thiết bị) sử dụng phép đo oxy truyền qua.

Phép đo oxy phản xạ có gì khác so với phép đo oxy truyền qua? 

Điều này đã thể hiện rõ ngay ở tên gọi của chúng. Phép đo oxy truyền qua, được coi là tiêu chuẩn vàng để kiểm tra nồng độ oxy trong máu (SpO2), sử dụng các cảm biến được đặt ở hai đầu của thiết bị. 

Máy đo oxy chuyên dụng kẹp đầu ngón tay. Ảnh: India Today

Máy đo oxy chuyên dụng kẹp đầu ngón tay. Ảnh: India Today

Khi bạn đặt ngón tay vào máy đo nồng độ oxy chuyên dụng, một đầu của thiết bị sẽ phát ra ánh sáng, sau đó truyền qua ngón tay rồi chạm vào các cảm biến ở đầu kia. Các cảm biến (đi-ốt phát quang) sẽ tự động đọc các đặc tính của ánh sáng (bước sóng,…) và tính toán mức SpO2.  

Trong khi đó, đồng hồ thông minh và dây đeo thông minh đo SpO2 thông qua ánh sáng phản xạ từ máu dưới da. 

Thông thường, các nhà sản xuất đồng hồ thông minh cũng nêu rõ thiết bị không phải là sản phẩm y tế. Thiết bị không phù hợp để chẩn đoán, chữa trị, giảm nhẹ hoặc ngăn chặn bất kỳ căn bệnh nào. Dữ liệu độ bộ bão hòa oxy trong máu được cung cấp chỉ để tham khảo và không thể làm căn cứ chẩn đoán, đơn thuốc hay điều trị y học nào.

Trước khi sử dụng sản phẩm, người dùng nên tự đánh giá sức khỏe và tìm lời khuyên từ các chuyên gia y tế.

Thiết bị đo SpO2 nào cho kết quả chính xác hơn?

Như đã đề cập ở trên, phép đo oxy truyền qua sẽ cho kết quả chính xác hơn vì ánh sáng đọc đã đi qua một phần của cơ thể. Tuy nhiên, trên thực tế các mẫu đồng hồ thông minh cao cấp như Apple Watch Series 6 cũng cho kết quả gần như tương tự với một máy đo nồng độ oxy chuyên dụng.

Các mẫu đồng hồ thông minh cao cấp cho kết quả đo SpO2 gần như tương đương với các máy đo nồng độ oxy chuyên dụng. Ảnh: India Today

Các mẫu đồng hồ thông minh cao cấp cho kết quả đo SpO2 gần như tương đương với các máy đo nồng độ oxy chuyên dụng. Ảnh: India Today

Lưu ý, không phải tất cả các thiết bị đo nồng độ oxy chuyên dụng cũng đều cho kết quả như nhau bởi lẽ nó còn phụ thuộc vào chất lượng của cảm biến, chất lượng thiết bị, độ chính xác của dữ liệu được đọc và xử lý. Do đó, máy đo nồng độ oxy giá rẻ chưa chắc đã cho kết quả chính xác như Apple Watch hoặc Fitbit Versa.

Để đảm bảo kết quả đo SpO2 luôn được chính xác, người dùng nên chọn mua các thiết bị đo nồng độ oxy có tên tuổi như Dr Trust, Beurer… Hạn chế sử dụng các thiết bị giá rẻ, không có tên tuổi do Trung Quốc sản xuất.

Đo SpO2 sao cho chính xác?

Đa số các thiết bị đo SpO2 trên thị trường đều có mức giá tương đối rẻ, đi kèm theo đó là khả năng đo nhịp tim thông qua đầu ngón tay. Thiết bị có thể giúp chúng ta nhanh chóng phát hiện được tình trạng thiếu oxy trong máu ngay cả khi cơ thể hoàn toàn bình thường.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, việc sử dụng thiết bị để đo SpO2 tương đối đơn giản. Tuy nhiên, bạn cần cũng cần lưu một số điều sau đây để tránh xảy ra sai số trong quá trình thực hiện:

- Xoa hai tay vào nhau để làm ấm trước khi kẹp ngón tay vào thiết bị đo SpO2.

- Để cố định bàn tay và cố gắng không cử động trong vòng 1 phút để kết quả đo được chính xác hơn.

Ngoài ra còn một số yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả đo SpO2, đơn cử như người đo sơn móng tay hay bị lạnh, huyết áp thấp, cử động nhiều hoặc môi trường đo có ánh sáng chiếu trực tiếp.

Nguồn: [Link nguồn]

Những lưu ý khi sử dụng thiết bị đo nồng độ oxy trong máu (SpO2)

Việc sử dụng thiết bị đo SpO2 khá đơn giản nhưng cũng cần lưu ý, vì có thể xảy ra sai số trong quá trình thực hiện.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiểu Minh ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN