Những lưu ý khi sử dụng thiết bị đo nồng độ oxy trong máu (SpO2)

Sự kiện: Công nghệ

Việc sử dụng thiết bị đo SpO2 khá đơn giản nhưng cũng cần lưu ý, vì có thể xảy ra sai số trong quá trình thực hiện.

Máy đo SpO2 là thiết bị đo độ bão hòa oxy trong máu, kết hợp đo nhịp tim thông qua đầu ngón tay. Thiết bị nhỏ gọn này hỗ trợ theo dõi và kiểm tra các chỉ số sức khỏe, giúp bệnh nhân COVID-19 nhanh chóng phát hiện tình trạng thiếu oxy trong máu ngay cả khi cơ thể đang bình thường.

Việc sử dụng thiết bị đo SpO2 khá đơn giản nhưng cũng cần lưu ý, vì có thể xảy ra sai số trong quá trình thực hiện. Dưới đây là hướng dẫn của ThS. BS Đặng Thanh Tuấn - Tổ Đặc nhiệm Hồi sức hô hấp về cách sử dụng thiết bị này.

Chỉ số SpO2:

-  Độ bão hòa oxy trong máu bình thường là: 98 - 100%.

- Người bệnh mắc COVID-19 khi có chỉ số SpO2 < 94% sẽ được chỉ định thở oxy.

Chỉ số hiển thị trên thiết bị đo: 98% là SpO2, 83 là nhịp tim trung bình mỗi phút.

Chỉ số hiển thị trên thiết bị đo: 98% là SpO2, 83 là nhịp tim trung bình mỗi phút.

Cách bước sử dụng thiết bị đo SpO2:

-  Xoa ấm bàn tay trước khi kẹp thiết bị đo SpO2.

-  Để cố định bàn tay lên trên mặt bàn.

-  Khi đo cố gắng không cử động trong vòng 1 phút để kết quả được chính xác hơn.

Yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác của máy đo SpO2:

- Người bệnh bị lạnh, huyết áp thấp.

- Người bệnh cử động nhiều.

- Đo ở môi trường có ánh sáng chiếu trực tiếp.

- Người được đo SpO2 có sơn móng tay.

Những lưu ý khi sử dụng thiết bị đo nồng độ oxy trong máu (SpO2).

Những lưu ý khi sử dụng thiết bị đo nồng độ oxy trong máu (SpO2).

Nguồn: [Link nguồn]

Cách đặt GrabCar miễn phí cho y, bác sĩ và bệnh nhân COVID-19 xuất viện

Hành khách gồm y, bác sĩ tuyến đầu và những bệnh nhân COVID-19 xuất viện về nhà sẽ không phải trả cước phí cho các...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PV ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN