Vật thể lạ bẻ cong không - thời gian, tạo 4 bóng ma trước mắt người Trái Đất

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Vật thể bí ẩn không những khiến một chuẩn tinh biến thành 5 mà còn "trói" ánh sáng, khiến nó đến mắt người Trái Đất chậm nhiều năm.

Theo Science Alert, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi Trường Đại học Valencia - Tây ban Nha đã dành 14 năm để đo độ trễ thời gian về một chuẩn tinh và phát hiện ra một độ lệch bí ẩn giữa thời gian mà ánh sáng từ các phiên bản của nó đến với Trái Đất.

Chuẩn tinh vốn là một vật thể không gian thú vị, không phải sao nhưng "trá hình" thành một ngôi sao sáng trong mắt người Trái Đất. Nó có thể là một lỗ đen đang điên cuồng nuốt vật chất hay một dạng xác chết sao đang cuồng điên phóng năng lượng.

Vùng không gian ma quái nơi cụm thiên hà biến một chuẩn tinh thành 5 cái - Ảnh: ESA/NASA/TEL AVIV UNIVERSITY

Vùng không gian ma quái nơi cụm thiên hà biến một chuẩn tinh thành 5 cái - Ảnh: ESA/NASA/TEL AVIV UNIVERSITY

Chuẩn tinh này còn kỳ lạ hơn, bị nhân thành 5 trên bầu trời - tức mắt người sẽ thấy 5 vật thể, nhưng chỉ một cái là thật, 4 cái còn lại là những hình ảnh phản chiếu của chuẩn tinh thật, được tạo ra bởi thứ gì đó.

Điều này khiến các tác giả tin rằng phải có một thứ gì đó, gần như vô hình, chắn ngang tầm nhìn giữa chuẩn tinh mục tiêu và người Trái Đất.

Sử dụng dữ liệu từ nhiều đài thiên văn vô tuyến và những quan sát khác, họ phát hiện ra một vật thể lạ có sức mạnh bẻ cong không - thời gian. Đó là một cụm thiên hà được đặt tên SDSSJ1004 + 4112.

Khi ánh sáng từ chuẩn tinh rực rỡ nói trên đi đến Trái Đất, nó đã phải tìm cách xuyên qua vùng không gian nhiễu loạn và có nhiều nguồn năng lượng cực mạnh đóng vai trò như một lực vô hình liên tục co kéo, uốn nắn nguồn sáng này.

"Bốn bản sao của chuẩn tinh mà chúng ta quan sát được thực sự tương ứng với một chuẩn tinh duy nhất mà ánh sáng của nó bị cong trên đường đi đến với chúng ta" - Giáo sư José Antonio Muñoz Lozano, Giám đốc Đài quan sát thiên văn của Trường Đại học Valencia, cho biết.

Ông giải thích thêm: "Vì quỹ đạo theo sau của các tia sáng để tạo thành mỗi hình ảnh là khác nhau, chúng tôi quan sát chúng ở các thời điểm khác nhau. Trong trường hợp này, chúng tôi phải đợi 6,73 năm để tín hiệu mà chúng tôi quan sát được trong hình ảnh đầu tiên được tái tạo trong hình ảnh thứ tư."

Tuy vậy, độ trễ thời gian thú vị giữa các phiên bản của chuẩn tinh đem đến một lợi ích bất ngờ: Nó sẽ giúp các nhà thiên văn tính toán kích thước của đĩa bồi tụ cũng như nghiên cứu được các góc độ khác nhau của chuẩn tinh.

Hơn nữa, cách mà cụm thiên hà SDSSJ1004 + 4112 hoạt động như một thấu kính phức tạp rất thú vị.

Chính độ trễ thời gian mà nó gây ra cho chuẩn tinh nói trên cũng sẽ tạo điều kiện cho những khám phá khác về các vật thể quanh nó, cũng như nghiên cứu về chính các ngôi sao và vật thể khác trong khu vực không gian giữa các thiên hà trong cụm.

Nguồn: [Link nguồn]

Giấc mơ trở lại Mặt Trăng của NASA tiếp tục bị dời lại

Một cơn bão đã càn quét qua khu vực Đại Tây Dương và bang Florida của Mỹ, khiến đợt phóng thứ 3 của sứ mệnh Artemis I phải trì hoãn đến tháng 11.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN