Nhiều hiện tượng kỳ thú trong tháng 10, xuất hiện hai trận mưa sao băng rất đẹp

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Trong tháng 10, những người yêu thiên văn có thể quan sát những hiện tượng kỳ thú trên bầu trời. Trong đó đáng chú ý nhất là mưa sao băng xuất hiện vào đầu và cuối tháng.

Nhiều hiện tượng kỳ thú trong tháng 10, xuất hiện hai trận mưa sao băng rất đẹp - 1

Ngày 7: Mưa sao băng Draconids

Draconids là một trận mưa sao băng nhỏ kéo dài chỉ tạo ra khoảng 10 sao băng mỗi giờ. Nó được tạo ra bởi những hạt bụi sao chổi 21P Giacobini-Zinner để lại, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1900. Draconids là một trận mưa sao băng bất thường vì thời điểm đẹp nhất để xem nó là vào chập tối thay vì rạng sáng như phần lớn những trận mưa sao băng khác.

Trận mưa sao băng diễn ra từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 11 hàng năm và năm nay sẽ đạt cực đại vào đêm ngày 7. Năm nay trăng bán nguyệt đầu tháng sẽ làm lu mờ tất cả trừ những sao băng sáng nhất. Nếu bạn kiên nhẫn, bạn vẫn sẽ có thể bắt gặp được một vài cảnh đẹp.

Thời điểm quan sát tốt nhất sẽ là chập tối từ một địa điểm tối cách xa ánh đèn thành phố. Các sao băng sẽ tỏa ra từ chòm sao Draco nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.

Ngày 8: Sao Thủy đạt ly giác cực đại phía Tây

Sao Thủy sẽ đạt góc ly giác tây lớn nhất vào 18 độ tính từ Mặt Trời. Đây là thời điểm tốt nhất để quan sát Sao Thủy vì nó sẽ ở vị trí cao nhất phía trên đường chân trời vào lúc sáng. Hãy tìm kiếm hành tinh nằm thấp dưới bầu trời phía đông ngay trước khi bình minh.

Ngày 9: Trăng tròn

Mặt trăng sẽ nằm ở phía đối diện của Trái Đất so với Mặt Trời và mặt của nó sẽ được chiếu sáng hoàn toàn. Giai đoạn này xảy ra lúc 03:55 (giờ Việt Nam).

Người châu Mỹ bản địa gọi nó là Trăng Thợ Săn vì vào thời điểm này trong năm, lá bắt đầu rơi, động vật bắt đầu béo no và sẵn sàng cho việc săn bắn. Trăng lần này cũng được biết đến như là Trăng Du Lịch và Trăng Máu.

Ngày 21- 22: Mưa sao băng Orionids

Mưa sao băng Orionids là trận mưa sao băng trung bình, tạo ra lên đến 20 ngôi sao một giờ khi đạt cực đại. Nó được tạo ra bởi những hạt bụi còn sót lại của sao chổi Halley, đã được biết đến và được quan sát từ thời cổ xưa. Trận mưa sao băng diễn ra hàng năm từ ngày 2 tháng 10 đến ngày 7 tháng 11. Cực đại của năm nay là vào đêm ngày 21 tháng 10.

Trăng lưỡi liềm mỏng sẽ để lại bầu trời đêm cho một màn trình diễn tốt.

Thời điểm quan sát tốt nhất là từ một địa điểm tối sau nửa đêm. Các sao băng sẽ tỏa ra từ chòm sao Orion nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.

Mưa sao băng Orionids trên bầu trời Nội Mông, Trung Quốc. Tác giả: Yin Hao Ngày 25: Trăng mới

Mưa sao băng Orionids trên bầu trời Nội Mông, Trung Quốc. Tác giả: Yin Hao Ngày 25: Trăng mới

Mặt Trăng sẽ ở cùng hướng với Trái Đất so với Mặt Trời và sẽ không xuất hiện trên bầu trời đêm. Giai đoạn này diễn ra vào 17:49 (giờ Việt Nam).

Đây là thời điểm tốt nhất để quan sát những thiên thể mờ nhạt như thiên hà và cụm sao bởi chúng sẽ không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng.

Nhật thực một phần năm 2012 ở bang Texas – Hoa Kỳ. Tác giả: Jimmy Westlake (Colorado Mountain College) & Linda Westlake Ngày 25: Nhật thực một phần

Nhật thực một phần năm 2012 ở bang Texas – Hoa Kỳ. Tác giả: Jimmy Westlake (Colorado Mountain College) & Linda Westlake Ngày 25: Nhật thực một phần

Nhật thực một phần xảy ra khi Mặt Trăng chỉ che đi một phần của Mặt Trời, đôi khi trông giống như một chiếc bánh quy cắn dở. Nhật thực chỉ có thể được quan sát an toàn nếu có tấm lọc ánh sáng mặt trời hoặc bằng cách nhìn vào bóng của nó.

Tuy nhiên, hiện tượng này không quan sát được ở Việt Nam. Nhật thực một phần lần này sẽ được quan sát tốt nhất ở một vài khu vực phía tây nước Nga và Kazakhstan. Địa điểm quan sát tốt nhất là ở trung tâm nước Nga với độ che phủ là 80%.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhật Bản đã tìm thấy một siêu Trái Đất có thể sống được

Siêu Trái Đất bí ẩn cách chúng ta chỉ 37 năm ánh sáng, được phát hiện bởi một công cụ hoàn toàn mới đặt trên Kính viễn vọng Subaru của Đài thiên văn Quốc gia Nhật Bản,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thanh Huyền (theo HAS) ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN