Tàu vũ trụ NASA gửi về hình ảnh giống khuôn mặt người

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

"Khuôn mặt gây ám ảnh" được chụp bởi tàu vũ trụ Juno của NASA, đang thám hiểm hành tinh lớn nhất Thái Dương hệ.

Theo Live Science, như để thêm phần gây ám ảnh, "khuôn mặt" kỳ lạ xuất hiện ngay đúng dịp Halloween, được tạo nên trên biển mây bão tố của Sao Mộc.

Hình ảnh được mô tả là "khuôn mặt gây ám ảnh" ở hành tinh khác - Ảnh: NASA

Hình ảnh được mô tả là "khuôn mặt gây ám ảnh" ở hành tinh khác - Ảnh: NASA

NASA cho biết hình ảnh bí ẩn đã được tàu vũ trụ Juno chụp trong chuyến bay lần thứ 54 tới khu vực phía Bắc - gọi là Jet N7 của hành tinh khí khổng lồ này.

"Khuôn mặt Sao Mộc" được mô tả giống khuôn mặt trong bức tranh "Tiếng thét" của danh họa người Na Uy Edvard Munch, được tạo ra bởi những đám mây hỗn loạn và những cơn bão di chuyển ngang khu vực phân chia ranh giới ngày - đêm của hành tinh.

Tàu vũ trụ Juno - Ảnh: NASA

Tàu vũ trụ Juno - Ảnh: NASA

Góc thấp của ánh sáng từ Mặt Trời chiếu lên địa hình phức tạp của Sao Mộc như tăng thêm chiều sâu cho bức ảnh, tạo thêm vẻ đáng sợ cho "nét mặt".

Khi JunoCam bắt khoảnh khác độc đáo này, tàu vũ trụ đang bay ở khoảng cách 7.700 km phía trên đỉnh các đám mây Sao Mộc, ở vĩ độ khoảng 69 độ Bắc, theo NASA.

Đây không phải lần đầu hành tinh khí khổng lồ với biển mây cuộn xoáy, liên tục thay đổi hình dạng này gây ám ảnh với các bức hình kỳ lạ.

Trong dữ liệu của tàu Juno từ tháng 7-2016 đến nay, có khá nhiều hình ảnh tương tự tranh Van Gogh, hay một con cá heo bơi lội tung tăng giữa trời.

Theo các nhà khoa học, những hình ảnh này có thể được lý giải do hiện tượng não bộ Pareidolia. Theo đó, con người luôn nghĩ rằng họ nhìn thấy một khuôn mặt hoặc các hình ảnh quen thuộc khác trong các vật thể ngẫu nhiên khi chúng xuất hiện một vài nét tương đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Phát hiện bằng chứng sốc về một hành tinh sống được như Trái Đất

Một hiện tượng mà giới khoa học cho rằng “chỉ Trái Đất mới có“ có thể đã xuất hiện rầm rộ trên một hành tinh “địa ngục“.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN