Những mini game ra đời chỉ sau 48h lập trình với thông điệp về gia đình, COVID-19

Sự kiện: Công nghệ

Cuộc thi lập trình game trong 48 giờ - Game Jam 2020 đã tìm ra đội chiến thắng với nhiều sản phẩm sáng tạo và truyền tải ý nghĩa trong mùa dịch COVID-19.

Game Jam 2020 - cuộc thi làm game trong 48 giờ do Gameloft tổ chức online, đã thu hút sự tham gia của gần 50 đội thi với hơn 170 thí sinh. Trong suốt 48 tiếng của cuộc thi, các thí sinh thông qua công cụ làm game Unity - top phần mềm làm game (đặc biệt game mobile) của thế giới đã hoàn thành bài thi và đội chiến thắng giành phần thưởng cao nhất trị giá 45 triệu đồng.

Giao diện game Dash To The Door giành giải nhất.

Giao diện game Dash To The Door giành giải nhất.

Đồng hành cùng bạn thí sinh suốt 48 giờ đồng hồ phải kể đến các mentors bao gồm nhân viên từ nhiều phòng ban tại Gameloft, từ lập trình đến thiết kế game. Đây chính là nhân tố quan trọng giúp các jamers có thể vượt qua áp lực căng thẳng của 48 giờ thi đấu miệt mài. Họ liên tục online nhắc nhở và hướng dẫn các đội thi biểu hiện tốt nhất thế mạnh của mình.

“Khi lập đội, hãy chắc rằng đó là những người khiến bạn thoải mái nhất khi làm việc cùng, có thể cùng nhau phát huy những sở trường của mình. Đồng thời phân bổ thời gian test game kỹ càng cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình thi”, các mentor chia sẻ kinh nghiệm.

Sau quãng thời gian “cầm cân nảy mực”, ban giám khảo công bố chiến thắng chung cuộc thuộc về đội D.A.B team (Hà Nội) với game Dash To The Door. Bên cạnh đó, giải nhì và giải ba cũng lần lượt gọi tên đội Dev To Love (TP.HCM) với Lost N Found và đội Null Reference (TP.HCM) chủ nhân trò chơi Scientist At Home. Năm nay, Gameloft cũng cho ra mắt giải thưởng “Game được yêu thích nhất” và phần thắng thuộc về đội Helios với game Save The House.

Từ trái sang phải lần lượt là giao diện game của các đội Dev In Love, Null Reference và Helios.

Từ trái sang phải lần lượt là giao diện game của các đội Dev In Love, Null Reference và Helios.

Về ý tưởng sáng tạo game, đội Dev In Love chia sẻ: “Game Lost n Found của đội mình lấy cảm hứng từ câu nói ‘Nhà không chỉ là một nơi chốn, đó là cảm giác an toàn và hạnh phúc’. Thông qua trò chơi này, đội mình mong muốn sau khi phá đảo, mọi người sẽ đều hiểu ý nghĩa của gia đình, cố gắng hết mình để bảo vệ tổ ấm của chúng ta”.

Trong khi đó, Scientist at Home là một trò chơi Android lấy bối cảnh trong một cuộc đại dịch đang xảy ra trên toàn thế giới. Trong trò chơi này, người chơi vào vai một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về virus và đang làm việc trong một phòng thí nghiệm nổi tiếng thế giới; nhưng vì ảnh hưởng của đại dịch bắt buộc phải làm việc ở nhà. Mục tiêu của người chơi là giúp nhà khoa học thực hiện các hoạt động và công việc hàng ngày của mình, tìm ra phương pháp chữa trị cho loại virus đã tạo ra mớ hỗn độn này và đưa thế giới trở lại trạng thái bình thường.

Ngoài các đội đạt giải, Game Jam 2020 cũng gặt hái những ý tưởng sáng tạo từ đề tài “Life At Home”. Điển hình trò chơi được lấy cảm hứng từ câu chuyện cảm động về cuộc sống của những “hậu phương” có người thân đang thi hành “sứ mệnh” tại bệnh viện. Có đội dí dỏm làm tựa game với tên “Người vợ nổi giận” (Angry Wife) hay lồng ghép tình cảm gia đình với thông điệp “Dù có phải chia xa, những kỷ niệm sẽ là thứ gắn kết tất cả chúng ta”.

Những tựa game nói trên chỉ được phát triển trong khuôn khổ cuộc thi, chưa được phát hành trên các kho ứng dụng di động.

Nguồn: [Link nguồn]

Garena tiết lộ công nghệ tạo hình nhân vật Skyler siêu thực trong Free Fire

Để tạo ra nhân vật Skyler, Free Fire đã sử dụng tới công nghệ motion capture đạt chuẩn Hollywood.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN