Người Việt đang ngốn số tiền khổng lồ cho việc mua sắm online

Ước tính số lượng mua hàng trực tuyến trung bình của Việt Nam lên đến 104 đơn hàng/năm.

Trong "Báo cáo nghiên cứu về hình thức kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới" do Công ty bưu chính thương mại điện tử (e-logistics) Ninja Van công bố, Việt Nam hiện đang chiếm 15% tổng thị trường mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á, chỉ đứng sau Thái Lan với tỷ lệ 16% và ngang bằng với Philippines.

Báo cáo cho thấy người Việt Nam yêu thích việc mua sắm online và đang dẫn đầu khu vực ở nhiều chỉ số. Ước tính số lượng mua hàng trực tuyến trung bình của nước ta lên đến 104 đơn hàng/năm. 73% những người tham gia khảo sát cho biết họ thường xuyên mua hàng trên các nền tảng mua sắm TMĐT và 59% cho biết họ đã từng nhiều lần đặt hàng hoặc mua sắm trên các website quốc tế.

Việt Nam yêu thích việc mua sắm online và đứng đầu khu vực Đông Nam Á ở nhiều chỉ số. ẢNH: THU HÀ

Việt Nam yêu thích việc mua sắm online và đứng đầu khu vực Đông Nam Á ở nhiều chỉ số. ẢNH: THU HÀ

Theo một báo cáo khác từ Statista, Việt Nam dự kiến sẽ sở hữu thị trường TMĐT lớn thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia trước năm 2025. Nước ta hiện đang có mức quy mô mua hàng trung bình (ABS) là 26 USD, cao hơn hai nước đông dân là Thái Lan (25 USD) và Indonesia (18 USD).

Tính tới tháng 2 năm 2022, số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước, tổng chi tiêu cho việc mua sắm trực tuyến đạt 12,42 tỉ USD. Cùng thời điểm này Google và Bain & Company dự báo quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỉ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025.

Không chỉ Việt Nam có mức tăng trưởng tốt về TMĐT mà trong hai năm qua, số lượng người mua sắm trực tuyến tại khu vực Đông Nam đã tăng đáng kể, đạt khoảng 70 triệu người tính đến thời điểm hiện tại.

Trên quy mô khu vực, 70% tổng dân số ở Đông Nam Á đã bắt đầu mua sắm trực tuyến trước cả khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Số lượng người mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á dự kiến tăng đến con số 380 triệu trước năm 2026.

Statista cũng ước tính, tỉ trọng TMĐT xuyên biên giới trung bình của Đông Nam Á tăng từ 74 tỉ USD năm 2020 lên 120 tỉ USD năm 202, dự báo tới năm 2025 doanh thu TMĐT tại khu vực này đạt 234 tỷ USD.

Đại diện Ninja Van Group cho biết, chỉ trong 12 tháng qua, dù chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, một số quốc gia tạm đóng cửa biên giới nhưng mỗi ngày đơn vị này giao 2 triệu đơn hàng trong khu vực Đông Nam Á.

“Tính riêng thị trường Việt Nam, Ninja Van Việt Nam đang vận chuyển 300.000 đơn hàng mỗi ngày từ các cửa hàng kinh doanh online, doanh nghiệp lớn và nhỏ tại 64 tỉnh thành trên toàn quốc”- ông Phan Xuân Dũng, Giám đốc kinh doanh của Ninja Van Việt Nam chia sẻ.

Điều này có thể thấy tiềm năng phát triển và khai thác khách hàng quốc tế trong lĩnh vực TMĐT là vô cùng lớn.

Ông Dũng cũng đánh giá, TMĐT xuyên biên giới đang ngày càng phát triển, tạo bước đà cho các doanh nghiệp vươn mình ra thế giới, mở rộng quy mô kinh doanh tại nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, do những thách thức đến từ cổng thanh toán, logistics, quy định và luật pháp, nhiều cửa hàng kinh doanh Việt Nam vẫn chưa tham gia hoạt động này.

Nguồn: [Link nguồn]

Làm thế nào để tránh bị mất tiền khi mua hàng online?

Theo thống kê mới nhất của Kaspersky, trong năm 2021 đã có gần 63,5 triệu mối đe dọa mạng tại Việt Nam, với 41,5% người dùng bị ảnh hưởng bởi mã độc trực tuyến.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Hà ([Tên nguồn])
Giao hàng nhanh thời công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN