Lõi Trái Đất "trật bánh răng", một ngày không đúng 24 giờ

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng sốc cho thấy các lớp của Trái Đất không hề tạo thành một khối cầu liên kết chặt chẽ.

Nghiên cứu vừa công bố trên Science Advances cho thấy lõi bên trong của Trái Đất thậm chí đã "trật bánh răng", quay không cùng hướng với phần còn lại trong khoảng 6 năm kể từ năm 1969 đến 1971, theo phân tích dữ liệu địa chấn. Đến giai đoạn 1971-1974, nó tiếp tục đổi sang hướng khác.

Độ dài của ngày cũng tăng lên rồi co hẹp lại trong 2 giai đoạn này mà con người không hề biết.

Các lớp của Trái Đất không liên kết và chuyển động đồng nhất như tưởng tượng, mà phần lõi luôn có tốc độ và hướng quay riêng của nó - Ảnh minh họa từ NASA

Các lớp của Trái Đất không liên kết và chuyển động đồng nhất như tưởng tượng, mà phần lõi luôn có tốc độ và hướng quay riêng của nó - Ảnh minh họa từ NASA

Các bằng chứng ban đầu được thu thập một cách tình cờ. Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Khoa học Trái Đất John E. Vidale từ Trường Văn thư, Nghệ thuật và Khoa học thuộc Đại học Nam California đã sử dụng dữ liệu đo đạc từ Mảng đo địa chấn khẩu độ lớn (LASA) của Không quân Mỹ, đặt ở Montana, để chứng minh được lõi trong của Trái Đất đang quay nhanh hơn phần còn lại của Trái Đất dù không nhanh như các lý thuyết trước đây.

Các kỹ thuật tạo chùm tia mới mà giáo sư Vidale phát triển cũng giúp tìm ra những bằng chứng mới về tốc độ quay của lõi thông qua một bộ dữ liệu cũ - các sóng tạo ra từ các vụ thử bom hạt nhân dưới lòng đất của Liên Xô giai đoạn 1971-1974 - và phát hiện ra sự đảo ngược hướng quay ít nhất 1/10 độ mỗi năm.

Theo PHYS, đây là lần đầu tiên lý thuyết gây tranh cãi về sự quay "trật chìa" của lõi Trái Đất được chứng minh thực tế.

Điều này dẫn đến một chu kỳ 6 năm, trong đó một ngày biến thiên từ ngắn hơn 24 giờ khoảng 0,2 giây cho đến dài hơn 24 giờ khoảng 0,2 giây, một điều mà chúng ta khó lòng nhận thấy.

Nguồn: [Link nguồn]

Vật thể vũ trụ mới làm ”chao đảo” giới khoa học: Sao ma quỷ

"Sao ma quỷ" ám chỉ vật thể mới mẻ, kỳ dị, nhỏ nhưng cực nặng mà các nhà khoa học chưa thể chắc chắn là cái gì, đang chắn ánh sáng từ một ngôi sao xa tới Trái Đất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Anh ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN