Hệ thống định vị toàn cầu Galileo tạm ngưng hoạt động

Sự kiện: Công nghệ

Thông tin từ Cơ quan Hệ thống Vệ tinh Định vị Toàn cầu Châu Âu (GSA), hệ thống Galileo đang phải tạm ngưng cung cấp dịch vụ do ảnh hưởng của một sự cố tại trạm điều hành ở Ý.

Hệ thống định vị toàn cầu Galileo tạm ngưng hoạt động - 1

Mạng lưới định vị của châu Âu đã  trục trặc từ 11/7 do một sự cố kỹ thuật liên quan đến cơ sở mặt đất của hệ thống. Sự cố khiến tất cả các thiết bị thông minh không thể nhận được các thông tin chính xác về thời gian và vị trí của thiết bị.

Thông tin từ BBC, phía GSA đã phát hiện sự cố trên, cảnh báo người dùng về các thông tin chính xác sau đó cho ngưng cung cấp dịch vụ của Galileo để tiến hành sửa chữa. Dự kiến quá trình bảo trì sẽ diễn ra trong vòng 48 tiếng đồng hồ, muộn nhất là đến 24h ngày 14/7 (giờ địa phương).

Trong thời gian này, người dùng châu Âu sẽ phải sử dụng dịch vụ định vị GPS của Mỹ để thay thế. Ngoài ra các thiết bị khác có thể sử dụng mạng Glonass của Nga hay Beidou của Trung Quốc.

Hiện tại các chuyên gia đã xác định lỗi nừm ở cơ sở cung cấp thời gian chính xác được đặt ở Ý. Cơ sở có trách nhiệm cung cấp thời gian chuẩn cho người dùng để so sánh và điều chỉnh.

Tuy rằng hệ thống định vị vị trí và thời gian của Galileo đang bị ngắt kết nối nhưng chức năng tiếp nhận tín hiệu từ vệ tinh vẫn hoạt động bình thường để hỗ trợ công tác tìm và giải cứu những người gặp nạn.

Hệ thống định vị Galileo là một hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GNSS) được xây dựng bởi Liên minh châu Âu phối hợp với Cơ quan Vũ trụ châu Âu. Hệ thống được phát triển từ năm 2000 và hoàn thành vào năm 2010.

Hệ thống được thiết kế gồm 30 vệ tinh, trong đó 27 vệ tinh hoạt động liên tục bao phủ toàn bộ tín hiệu trên Trái Đất. Có 3 trung tâm điều khiển tại mặt đất bao gồm 2 trung tâm chính tại Oberpfaffenhofen (Đức) và Fucino (Ý), 1 dự bị tại Tây Ban Nha.

Mạng lưới định vị của châu Âu chính thức bay vào quỹ đạo từ năm 2013 và bắt đầu cung cấp dịch vụ từ tháng 12/2016 sau gần 17 năm xây dựng và phát triển.

Cách xác định vị trí và hình ảnh kẻ trộm điện thoại

Nếu lơ là vài phút, smartphone và laptop của bạn hoàn toàn có thể “không cánh mà bay”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bá Di ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN