Hai thương vụ rót vốn triệu đô vào làng công nghệ ngay đầu năm 2021

Sự kiện: Công nghệ

Ví điện tử Gpay (thuộc G-Group) và Grab Financial Group (thuộc Grab) vừa nhận được những khoản tiền đầu tư "khủng" từ các "gã khổng lồ" tài chính của Hàn Quốc.

425 tỉ đồng đầu tư vào ví điện tử Gpay

Ví điện tử Gpay của Tập đoàn công nghệ G-Group vừa nhận được khoản đầu tư series A từ tập đoàn tài chính KB (Hàn Quốc). Thương vụ này được định giá 425 tỉ đồng (khoảng 18,5 triệu USD), là điểm sáng của thị trường fintech và cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam ngay dịp đầu năm mới 2021.

Thị trường ví điện tử vừa có thêm cái tên Gpay.

Thị trường ví điện tử vừa có thêm cái tên Gpay.

Gpay được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo văn bản số 37/GP-NHNN. Theo đó, các dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép là: Dịch vụ Cổng thanh toán điện tử; Dịch vụ Hỗ trợ thu hộ, chi hộ; và Dịch vụ Ví điện tử.

KB Financial Group là tổ chức tài chính hàng đầu của Hàn Quốc, chuyên cung cấp đa dạng các loại sản phẩm và dịch vụ tài chính. Với tập khách hàng chiếm 66% dân số Hàn Quốc, KB đang là tập đoàn dẫn đầu thị trường trong 12 năm liên tiếp, có tổng tài sản lên tới 520 tỉ USD.

Grab Financial Group nhận hơn 300 triệu USD tiền đầu tư

Grab Financial Group là một thành viên của Grab.

Grab Financial Group là một thành viên của Grab.

Trước Gpay không lâu, Grab Financial Group (GFG) - một thành viên thuộc Grab đã công bố nhận được hơn 300 triệu USD trong vòng gọi vốn series A do Hanwha Asset Management - một công ty quản lý tài sản của Hàn Quốc dẫn dắt. Các nhà đầu tư khác trong vòng gọi vốn này gồm có K3 Ventures, GGV Capital, Arbor Ventures và Flourish Ventures.

Vòng gọi vốn series A đánh dấu cột mốc tăng trưởng tiếp theo của GFG khi tổng doanh thu trong năm 2020 tăng hơn 40% so với năm 2019, đồng thời đạt được những bước phát triển quan trọng. Những bước phát triển này bao gồm mức tăng trưởng nhanh chóng về số lượng người dùng đối với các dịch vụ mới của GFG.

Tại Đông Nam Á, có hơn 70% người trưởng thành vẫn chưa được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng và hàng triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ cần huy động nguồn vốn. GFG đặt mục tiêu đáp ứng nhu cầu tài chính cho các nhóm này, đồng thời thu hẹp khoảng cách về tài chính trong khu vực.

Fintech (công nghệ tài chính) là một trong những lĩnh vực khởi nghiệp tại Việt Nam thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất từ các quỹ ngoại trong thời gian qua. Trước GFG và Gpay, MoMo từng công bố gọi vốn thành công vòng gọi vốn thứ tư (series D) với số tiền hơn 100 triệu USD. Còn với VNPay, sau vòng gọi vốn từ quỹ đầu tư SoftBank Vision Fund và quỹ GIC của Chính phủ Singapore, họ đã được định giá hơn 1 tỉ USD.

Top 10 startup công nghệ triệu đô cùng quê nhà với Grab

Bảng xếp hạng top 10 startup công nghệ của Singapore - quê nhà của Grab được LinkedIn công bố mới đây thu hút nhiều sự chú...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN