'Biến đổi khí hậu' là gì, sao lại "sốt xình xịch" trên Google?

Sự kiện: Google

'Biến đổi khí hậu' là một xu hướng đang nhận được sự quan tâm rất đặc biệt từ người dùng các công cụ của Google.

Ghi nhận lúc 10h sáng 22/4, chủ đề 'Biến đổi khí hậu' đã bất ngờ xuất hiện ở top 1 Google Trends (Google Xu hướng) với hơn 500.000 lượt truy vấn đến từ người dùng Internet ở tất cả 63/63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam. Điều này cho thấy, 'Biến đổi khí hậu' là một xu hướng đang nhận được sự quan tâm rất đặc biệt từ người dùng các công cụ của Google.

'Biến đổi khí hậu' lên top 1 Google Trends sáng 22/4.

'Biến đổi khí hậu' lên top 1 Google Trends sáng 22/4.

Xu hướng truy vấn chủ đề 'Biến đổi khí hậu'.

Xu hướng truy vấn chủ đề 'Biến đổi khí hậu'.

Top 5 địa phương có lượng người dùng Internet truy vấn liên quan tới chủ đề 'Biến đổi khí hậu' nhiều nhất là Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Phú Thọ, Đắk Lắk. Top các từ khóa đang tăng trưởng mạnh lượt truy vấn là 'nasa công bố biến đổi khí hậu', 'nasa công bố', 'nasa công bố biến đổi khí hậu 2022', 'google doodle', 'nasa',...

Được biết, chủ đề 'Biến đổi khí hậu' lên top 1 Google Trends nhanh như vậy là do Google đã thay đổi doodle trang chủ tìm kiếm tại Việt Nam nhân Ngày Trái Đất (Earth Day) 2022. Doodle này thể hiện các hình ảnh từ Google Earth, tua nhanh theo thời gian từ tháng 12/2000 - 12/2020 cho thấy tác động của biến đổi khí hậu đối với hành tinh của chúng ta.

Bài viết dẫn đầu xu hướng 'Biến đổi khí hậu' đến từ một tờ báo tại Việt Nam, cập nhật diễn biến mới nhất về dự báo thời tiết cuối tháng 4. Theo bài báo, Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Quốc gia cho biết, từ khoảng ngày 23/4, khu vực vùng núi phía Tây thuộc Bắc và Trung Trung Bộ có khả năng xuất hiện nắng nóng trên diện rộng.

Sau đó, trong khoảng ngày 24 - 26/4, nắng nóng có khả năng mở rộng ra hầu khắp các khu vực Bắc và Trung Trung Bộ, khu vực phía Tây Bắc Bộ và một số nơi ở phía Đông Bắc Bộ. Còn khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến ít mưa, tới khoảng 3 - 4 ngày cuối tháng 4 có khả năng xuất hiện mưa rào và giông gia tăng trở lại.

Biến đổi khí hậu đang tác động tiêu cực lên hành tinh xanh của chúng ta. (Ảnh minh họa)

Biến đổi khí hậu đang tác động tiêu cực lên hành tinh xanh của chúng ta. (Ảnh minh họa)

Trước đó, hồi tháng 10/2021, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố kế hoạch hành động chống biến đổi khí hậu và những tác động tàn phá Trái Đất. Các nhà khoa học NASA sử dụng các công cụ như vệ tinh giám sát để nghiên cứu khí hậu Trái Đất và thu thập dữ liệu quý giá trong nhiều năm, bao gồm nghiên cứu về sự mất băng, mức ozone, mực nước biển dâng, nhiệt độ, lượng mưa, thời tiết khắc nghiệt,...

Kế hoạch của NASA bao gồm 5 lĩnh vực trọng tâm chính: Xác định các khía cạnh của biến đổi khí hậu đe dọa khả năng tiếp cận không gian; Tích hợp các chiến lược phân tích và thích ứng rủi ro khí hậu vào các kế hoạch tổng thể của NASA; Tích hợp thông tin về khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu vào các kế hoạch của NASA cho các trung tâm của họ; Phát triển các mô hình khí hậu thế hệ tiếp theo và cập nhật các kỹ thuật mô hình khí hậu; Hợp tác với các đối tác trong lĩnh vực hàng không để giảm lượng carbon dioxide và phát triển các giải pháp khí hậu.

Trên thực tế, nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới trong đa lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ và F&B như Sony, Samsung, Epson, PepsiCo,... cũng đang không ngừng đưa ra các phát kiến nhằm giảm thiểu tác động của sản xuất đối với môi trường, ngăn chặn khí hậu bị biến đổi theo hướng tiêu cực.

Chẳng hạn, vào cuối tháng 3/2022, Schneider Electric - nhà tư vấn toàn cầu về thu mua năng lượng tái tạo và PepsiCo đã công bố sáng kiến pep+ REnew đầu tiên trong ngành thực phẩm và đồ uống (F&B). Thông qua sáng kiến này, Schneider Electric sẽ giúp các đối tác trong chuỗi giá trị của PepsiCo gia tăng khả năng tiếp cận điện tái tạo, góp phần vào mục tiêu đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040.

Sự hợp tác này nhằm mục đích đẩy nhanh việc áp dụng điện tái tạo và xây dựng hệ thống  thực phẩm vận hành hiệu quả và linh hoạt hơn, qua đó giảm thiểu carbon như là một phần trong chiến lược chuyển đổi pep+ (PepsiCo Positive) của PepsiCo. Cụ thể, pep+ REnew được thiết kế với hai mục tiêu: Tư vấn các đối tác trong chuỗi giá trị của PepsiCo về lựa chọn điện tái tạo; Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang điện tái tạo thông qua thỏa thuận mua bán điện tổng hợp (PPA) và các lựa chọn mua sắm điện tái tạo khác.

Biến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxite ngày càng tăng cao đang “thử thách” hệ sinh thái của chúng ta. Theo ước tính, khoảng 50% các loài động thực vật đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Nguyên nhân do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, nạn phá rừng và nước biển ấm lên.

Dự báo mới đây của tổ chức Climate Central (Mỹ) cho thấy, nhiều thành phố ven biển trên khắp thế giới, bao gồm cả TP.HCM có nguy cơ bị nước biển nhấn chìm sớm hơn dự báo trước đây do biến đổi khí hậu khiến băng ở hai cực tan với tốc độ báo động.

Không chỉ với các sinh vật, cuộc sống của con người cũng đang bị đe dọa. Biến đổi khí hậu kéo theo hàng loạt thiên tai như bão lũ, hạn hán, dịch bệnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Hang Sơn Đoòng nổi bật trên trang chủ Google tại 17 quốc gia và vùng lãnh thổ

Hang Sơn Đoòng đã được quảng bá trên trang chủ Google Tìm kiếm tại 17 quốc gia và lãnh thổ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Google Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN