6 kiểu lừa đảo trong mùa dịch bạn nhất định phải biết

Theo báo cáo của Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC), chỉ tính riêng trong năm 2020 đã có hơn 2,1 triệu báo cáo lừa đảo, trong đó chủ yếu là hình thức mạo danh.

Số lượng các vụ lừa đảo trực tuyến đã tăng vọt kể từ sau đại dịch và dường như vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại. Kết quả báo cáo của FTC cho thấy số tiền mà người dùng bị lừa đã vượt mức 3,3 tỉ USD vào năm ngoái. Dưới đây là một số hình thức lừa đảo thường thấy trong mùa dịch mà người dùng nên cảnh giác:

1. Lừa đảo liên quan đến các vấn đề về dịch bệnh

Hình thức lừa đảo thường thấy nhất là giả dạng nhân viên y tế, gọi điện và yêu cầu bạn đóng tiền trước để “giữ chỗ” tiêm vaccine. 

Bên cạnh đó, kẻ gian còn giả mạo các cơ quan nhà nước, hiệp hội... kêu gọi bạn chuyển tiền mua vaccine hoặc làm từ thiện, giúp những người bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, sau đó chiếm đoạt tiền và “lặn mất tăm”.

6 kiểu lừa đảo trong mùa dịch bạn nhất định phải biết - 1

2. Lừa đảo tình cảm

Dữ liệu của FTC cho thấy mọi người đã mất hơn 304 triệu USD cho các vụ lừa đảo liên quan đến tình cảm vào năm 2020, tăng 50% so với năm 2019, trung bình một người mất khoảng 2.500 USD. 

3. Lừa đảo đầu tư

Theo Motley Fool, lợi nhuận trung bình của thị trường chứng khoán là 13,9% hàng năm từ năm 2011 đến năm 2020 (đó là đối với Chỉ số S&P 500). Nói một cách đơn giản, hiện vẫn có rất nhiều người kiếm được lợi nhuận trong mùa dịch nhờ vào các khoản đầu tư đúng đắn trước đó. 

Tuy nhiên, bạn cần phải tìm hiểu thật kĩ về thị trường chứng khoán và các đồng tiền điện tử (Bitcoin, Dogecoin…) để tránh bị mất tiền oan uổng.  

4. Lừa đảo hỗ trợ công nghệ

Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp đã làm đảo lộn thói quen làm việc, học tập… của nhiều người, từ đó cũng phát sinh thêm các hình thức lừa đảo liên quan.

Ví dụ, bạn nhận được một tin nhắn, email có nội dung “máy tính/điện thoại đã bị dính virus, bấm vào đây để được hỗ trợ”. Kẻ gian sẽ giả mạo làm nhân viên của một công ty nào đó, yêu cầu người dùng chuyển một khoản phí nhỏ để được hỗ trợ từ xa. 

5. Lừa đảo mua hàng

Lợi dụng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, kẻ gian đã sử dụng chiêu trò tặng phiếu mua hàng để đánh cắp tài khoản Facebook hoặc lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân.

Hình thức lừa đảo tặng quà miễn phí, tri ân khách hàng… vốn chẳng phải là mới bởi nó đã xuất hiện trên mạng xã hội cách đây vài năm.

Khi bấm vào liên kết, bạn sẽ được yêu cầu trả lời một số câu hỏi khảo sát để nhận ngay phiếu mua hàng trị giá 5 triệu đồng. Đánh vào tâm lý thiếu thốn vì dịch bệnh, nhiều người đã không ngần ngại và làm theo các bước hướng dẫn trên trang web.

Hình thức lừa đảo tặng phiếu mua hàng giả mạo. Ảnh: TIỂU MINH

Hình thức lừa đảo tặng phiếu mua hàng giả mạo. Ảnh: TIỂU MINH

Đa số các hình thức lừa đảo dạng này sẽ dẫn dụ người dùng đến một trang web giả mạo có giao diện tương tự như Facebook hoặc ngân hàng, sau đó lừa nạn nhân đăng nhập tài khoản và chiếm đoạt. Bên cạnh đó, kẻ gian cũng có thể yêu cầu bạn chuyển trước một khoản tiền (tạm gọi là tiền vận chuyển hoặc phí nhận thưởng) để nhận quà tặng.

Ngoài ra, kẻ gian còn thu thập thông tin cá nhân của bạn thông qua Facebook, Zalo… hoặc mua dữ liệu trên các diễn đàn hacker, sau đó tạo đơn hàng giả và giao hàng cho bạn.

Đánh vào tâm lý tò mò cùng số tiền giao hàng ít ỏi (vài chục ngàn đến vài trăm ngàn), nhiều người đã sập bẫy và trở thành nạn nhân của kẻ gian. Thông thường bên trong gói hàng là những vật phẩm không có giá trị (kẹp tóc, giấy, chai nước…), thậm chí cá biệt còn có cả đá xanh.

Kiểm tra kĩ thông tin đơn hàng trước khi nhận. Ảnh: TIỂU MINH

Kiểm tra kĩ thông tin đơn hàng trước khi nhận. Ảnh: TIỂU MINH

6. Cơ hội việc làm giả

Dịch bệnh diễn biến phức tạp đã khiến nhiều người bị thất nghiệp, do đó, hầu như ai cũng mong muốn tìm được công việc mới để bù đắp lại khoản thu nhập bị thiếu hụt. Niềm hi vọng này sẽ rất dễ khiến bạn trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo và đánh cắp thông tin cá nhân. 

Theo FTC, số lượng các vụ lừa đảo liên quan đến việc làm trong quý đầu tiên của năm 2020 nhiều hơn 70% so với cả năm 2019. Đối tượng bị lừa chủ yếu là sinh viên mới tốt nghiệp với số tiền lên đến vài ngàn USD. 

Làm thế nào để hạn chế bị lừa?

- Quy tắc đầu tiên và cơ bản nhất là không cung cấp thông tin cá nhân (họ tên, số điện thoại, CMND/CCCD), kể cả khi người đó tự xưng là cơ quan công an, tòa án...

- Không đăng nhập tài khoản Facebook, Gmail, ngân hàng... trên các trang web lạ, kể cả khi trang web đó được gửi từ người thân, bạn bè. Không loại trừ trường hợp tài khoản của họ đã bị hack và lợi dụng để phát tán liên kết độc hại.

- Kiểm tra kĩ địa chỉ trang web trước khi đăng nhập.

- Không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu tài khoản ngân hàng, mã OTP cho bất kỳ ai.

- Nếu thông tin ở đầu dây bên kia cung cấp không chính xác, bạn nên ngắt cuộc gọi ngay lập tức. Không nên kéo dài để tránh mất thời gian và thêm hoang mang.

- Gọi điện cho cơ quan công an tại khu vực mình đang sinh sống để được hỗ trợ, tuyệt đối không làm theo yêu cầu của kẻ gian.

Nguồn: [Link nguồn]

Thực hư thông tin ”nhận cuộc gọi từ số lạ, nhấn phím 1, điện thoại lập tức bị vô hiệu hóa”

Người dùng mạng xã hội luôn phải đề cao cảnh giác và xác minh thông tin qua các nguồn tin chính thống.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MINH HOÀNG ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN